TAILIEUCHUNG - Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, một thể nghiệm mới của Phan Châu Trinh về truyện thơ lục bát

Giai nhân kỳ ngộ diễn ca là một truyện thơ lục bát được Phan Châu Trinh dịch và chuyển thể từ bản dịch Hán văn cuốn tiểu thuyết Kajin no Kigū của nhà văn Nhật Bản Tōkai Sanshi. Sau khi phân tích các thủ pháp nghệ thuật, nêu lên những nhận xét về các mặt thành công và hạn chế của tác phẩm, tác giả bài viết kết luận: Đối với lịch sử văn học cận đại Việt Nam, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca có giá trị như một thông điệp đòi hỏi chuyển hướng toàn diện quy tắc thẩm mỹ của thể loại truyện thơ truyền thống trong đời sống văn học dân tộc. | 64 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (110-111) . 2014 GIAI NHÂN KỲ NGỘ DIỄN CA, MỘT THỂ NGHIỆM MỚI CỦA PHAN CHÂU TRINH VỀ TRUYỆN THƠ LỤC BÁT Nguyễn Huệ Chi* Giai nhân kỳ ngộ diễn ca là một truyện thơ lục bát của Phan Châu Trinh (1872-1926), ngoài ba bốn đoạn ngắn bị mất, hiện gồm câu thơ và 27 bài thơ ca và văn biền ngẫu xen kẽ, trong đó có thất ngôn bát cú, thất ngôn trường thiên, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, hát nói, văn tế, hịch.(1) Xuất xứ cuốn truyện là tác phẩm Kajin no Kigū (Kỳ ngộ của giai nhân), một trong ba tiểu thuyết chính trị tiêu biểu cho trào lưu văn học khai sáng vào thời Minh Trị của Nhật Bản, do Tōkai Sanshi(2) sáng tác và công bố trong vòng 12 năm (1885-1897). Kajin no Kigū được Lương Khải Siêu(3) dịch ra văn xuôi Trung Quốc ngay trên con tàu đưa ông sang Nhật tránh hậu quả của cuộc chính biến năm Mậu Tuất, xuất bản lần đầu trên Thanh nghị báo năm 1898-1901, in thành sách năm 1901, sau đó tái bản nhiều lần. Năm 1906, Phan Châu Trinh sang Nhật, đọc được bản dịch của họ Lương lấy làm tâm đắc, đã viết ngay bài Cảm đề Giai nhân kỳ ngộ:(4) Vật cạnh phong trào hám ngũ châu, Anh hùng tâm toái tự do lâu. Bạch đầu tráng sĩ chân ưu quốc, Hồng tụ giai nhân giải báo cừu. Đàm tiếu nhãn cơ không nhất thiết, Tử sinh nhân tự tức thiên thâu. Hào tình diệu luận phân phân thị, Nhất độc linh nhân nhất điểm đầu. (Ngọn sóng đua tranh khắp địa cầu, Anh hùng lắm lúc ruột gan đau. Kìa người đầu bạc còn lo nước, Nọ khách môi son biết trả thù. Hay dở người đời xem mỏi mắt, Thác còn gương sáng giọi nghìn thu. Lời hơn lẽ phải nghe hay thiệt, Đọc đến thì ta lại gật đầu) (Ngô Đức Kế dịch) Và “có lẽ chỉ vài tháng sau khi đến Pháp”,(5) ông bắt tay chuyển ngữ Giai nhân kỳ ngộ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.