TAILIEUCHUNG - Lê Quýnh (1750-1805) (Tiếp theo và hết)

Trong số các cựu thần nhà Lê bị giữ lại trên đất Trung Hoa cuối đời Càn Long, người được nhắc nhiều hơn cả có lẽ là Lê Quýnh. Ông là thủ lãnh một nhóm nhỏ nhất định không chịu cạo đầu đổi áo để nhập tịch thành dân nhà Thanh, khiến cho chính giới sĩ phu Trung Hoa cũng hết sức khâm phục. Cùng tìm hiểu về Lê Quýnh qua bài viết sau. | 111 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 LÊ QUÝNH (1750-1805) (Tiếp theo và hết) Nguyễn Duy Chính* “Bọn ta đầu có thể chặt, [nhưng] tóc không thể cắt, da có thể lột, [nhưng] áo không thể đổi”. Lê Quýnh. LTS: Trong số các cựu thần nhà Lê theo chân vua Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa sau khi thất bại trong cuộc đối đầu với Tây Sơn, Lê Quýnh là người đóng vai trò nổi bật nhất. Sự nghiệp Lê Quýnh thật ra không đóng góp gì nhiều vào những biến động lịch sử cuối thế kỷ XVIII, tuy trong một số thời điểm ông có tham gia vào guồng máy chính quyền Bắc Hà nhưng trên thực tế không đóng vai trò quyết định nên chỉ mang tính chứng nhân. Điểm son trong cuộc đời ông chính là 15 năm bị cầm chân trên đất Trung Hoa, ông đã cương quyết giữ trọn lòng trung với nhà Lê, thà chết chứ không chịu cạo đầu và thay đổi y phục làm dân Thanh triều. Đánh giá về thái độ chính trị của Lê Quýnh đúng hay sai còn tùy vào nhận định và quan điểm của từng người. Tuy nhiên, dù ở phía nào, đã là người Việt Nam, chúng ta không thể không cảm phục tinh thần bất khuất của Lê Quýnh và các đồng chí của ông khi phải đối chọi với cả triều đình nhà Thanh. Để hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử này, chúng tôi xin giới thiệu công trình biên khảo mới của tác giả Nguyễn Duy Chính. Ngoài phần mở đầu và phụ lục, biên khảo của tác giả Nguyễn Duy Chính gồm 5 phần: Phần I: Sang Trung Hoa; Phần II: Vận động cứu viện; Phần III: Bị giam ở Bắc Kinh; Phần IV: Trở về nước và Phần V: Kết luận. Phần I, II và III đã đăng trên số 4 (102), số 6-7 (104-105) và số 9 (107) năm 2013. PHẦN IV TRỞ VỀ NƯỚC 1. Vận động trở về nước Đến năm Giáp Tý (Gia Long thứ 3, 1804) khi nhà Tây Sơn đã diệt vong, được sự đồng ý của nhà Nguyễn, Thanh triều mới cho các vong thần mang .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.