TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận án tiến sĩ Sinh học: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm điều tra nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc khu hệ theo bậc phân loại của các loài lưỡng cư và bò sát ở vùng Quảng Ngãi. Mô tả đặc điểm nhận dạng chính các loài lưỡng cư và bò sát ghi nhận bổ sung cho vùng Quảng Ngãi. Nghiên cứu đặc trưng phân bố các loài lưỡng cư và bò sát ở vùng Quảng Ngãi. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ THANH KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC Mã số: 62420103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HUẾ - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đinh Thị Phương Anh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Đại học Huế, Thành phố Huế Vào hồi . giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thị Thanh, Đinh Thị Phương Anh (2012), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài Lưỡng cư và Bò sát ở vùng Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi”, Hội thảo khoa học về LCBS ở Việt Nam lần thứ 2, 224 - 231. 2. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Thị Quy, Lê Thị Thanh (2012), “Thành phần loài Lưỡng cư và Bò sát ở vùng rừng Cà Đam, tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 7(6): 101 - 109. 3. Lê Thị Thanh, Đinh Thị Phương Anh (2013), “Khu hệ Bò sát ở phía Tây vùng Quảng Ngãi”, Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr. 1229-1235. 4. Lê Thị Thanh, Đinh Thị Phương Anh (2014), “Hiện trạng tài nguyên Lưỡng cư và Bò sát ở khu vực thủy điện Hà Nang, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 35b: 1 - 8. 5. Lê Thị Thanh (2015), “Dẫn liệu mới về loài Rùa dứa sọc Cyclemys pulchristriata ở vùng Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 31(4S): 347 - 352. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam được đánh giá là nước có đa dạng sinh học khá cao của thế giới, là nước đang phát triển nên bên cạnh thuận lợi, Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức trong phát triển kinh tế xã hội, tăng dân số, biến đổi khí hậu đã tạo ra áp lực lớn đến môi trường sống và đa dạng sinh học các hệ sinh thái. Nhiều loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị mất sinh cảnh sống, giảm số lượng cá thể của loài hoặc không còn gặp. Nhóm lưỡng .
đang nạp các trang xem trước