TAILIEUCHUNG - Tường thuật của một giáo sĩ Châu Âu trong cung nhà Thanh
Lá thư dưới đây của linh mục Benoit (thường được biết dưới tên Michel Benoist, Hán danh Tưởng Hữu Nhân) viết năm 1773 là một tư liệu quý giá và độc đáo, được nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính dịch ra Việt ngữ để giới thiệu cùng bạn đọc. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018 130 TƯỜNG THUẬT CỦA MỘT GIÁO SĨ CHÂU ÂU TRONG CUNG NHÀ THANH Nguyễn Duy Chính dịch* Lá thư dưới đây của linh mục Benoit (thường được biết dưới tên Michel Benoist, Hán danh Tưởng Hữu Nhân) viết năm 1773 là một tư liệu quý giá và độc đáo, được nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính dịch ra Việt ngữ để giới thiệu cùng bạn đọc. Những tường thuật chi tiết của tác giả về quá trình vẽ chân dung vua Càn Long sẽ cung cấp nhiều thông tin thú vị cho cuộc tranh luận về bức chân dung được cho là của vua Quang Trung mới được công bố trong thời gian gần đây. NC&PT. Lời người dịch Tài liệu này gồm một chương có nhan đề “Glimpses of the Court of China, 1773” [Những thoáng nhìn vào triều đình Trung Hoa, 1773] trích trong Historical Scenes from the Old Jesuit Missions (Tạm dịch: Bối cảnh lịch sử cựu giáo đoàn Dòng Tên), do giáo sĩ WM. Ingraham Kip, ., ., hội viên của Hiệp hội Khoa học New York sưu tầm, Anson D. F. Randolph and Company, New York (770 Broadway) ấn hành năm 1875, trang 115-152. Bức hình vua Càn Long trong bài này trích từ tập I [1776] của bộ Mémoires concernant l’histoire, les sciences, les arts, les mœurs, les usages, & c. des Chinois: Par les Missionnaires de Pékin (Tạm dịch: Ký sự về lịch sử, khoa học, nghệ thuật, phong tục, tập quán của người Trung Hoa: Qua các nhà truyền giáo Bắc Kinh), tổng cộng 16 tập, in tại Nyon, Paris trong khoảng từ 1776-1814. Các nhà truyền giáo Dòng Tên (Society of Jesus còn gọi là Jesuit) là những người ngoại quốc duy nhất được tiếp xúc với sinh hoạt nội đình của Trung Hoa. Được huấn luyện về ngôn ngữ, họ gửi đi không chỉ người có kiến thức về khoa học mà còn cả những nhân vật có kỹ năng trên nhiều phương diện để tạo được sự chú ý của các ông hoàng bà chúa, gây ảnh hưởng với triều đình. Công tác đó đã đưa đến kết quả là những giáo sĩ Dòng Tên đã hiện hữu trong số những người cầm đầu về khoa học, kể cả nhiều bộ phận nghệ thuật [tại Trung Hoa] suốt thế kỷ XVII. Lá thư sau đây được
đang nạp các trang xem trước