TAILIEUCHUNG - Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong dòng chảy của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, đến Nam Bộ nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ đã tích hợp trong mình nhiều lớp văn hóa khác nhau với nhiều “biến thể” mà việc truy cứu lai lịch của Bà Chúa Xứ là điều không dễ dàng. Việc nghiên cứu việc thờ phụng Bà Chúa Xứ ở TPHCM sẽ cho thấy tính thực dụng của hoạt động tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của một đô thị hiện đại. | 34 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (122) . 2015 TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ CHÚA XỨ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Lợi* Bà Chúa Xứ trong tín ngưỡng ở Nam Bộ Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ có nguồn gốc từ nữ thần Pô Nagar của người Chăm được Việt hóa qua tên gọi Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi với công năng là “Bà Mẹ Xứ Sở”. Vậy Bà Chúa Xứ xuất hiện ở Nam Bộ từ bao giờ và có nguồn gốc từ đâu? Đây quả là vấn đề còn cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Tài liệu thư tịch như Gia Định thành thông chí (1820) cho biết ở đất Gia Định có truyền thống kính trọng nữ thần như Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Động, Bà Hỏa Tinh, Bà Thủy Long, cô Hồng, cô Hạnh.(1) Trong Đại Nam quấc âm tự vị (1895), Huình Tịnh Của giải thích thành ngữ Bảy bà ba cậu gồm: “Bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc, bà Chúa Xứ, bà Chúa Động, bà Cố Hỷ, bà Thủy, bà Hỏa; cậu Trày, cậu Quý đều là con bà Chúa Ngọc, làm bạn với một vị thái tử Trung Quốc mà đẻ ra cả thảy đều là thần quỷ hay làm họa phước; còn có cậu Lý, cậu Thông, nói theo vần kể có ba cậu. Về hai người sau không rõ sự tích”.(2) Rõ ràng ở đây có sự phân biệt giữa Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc và Bà Chúa Xứ. Tuy nhiên, trên thực tế tín ngưỡng Bà Chúa Xứ xuất hiện ở Nam Bộ sớm hơn so với ghi nhận của thư tịch như trường hợp miếu Bà Chúa Xứ ở chợ Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu) có niên đại năm 1804.(3) Nhiều nghiên cứu cho rằng Bà Chúa Xứ là hóa thân của Pô Inư Nagar, được xem như phúc thần bảo hộ cư dân của một vùng đất. Bà Chúa Xứ được thờ phổ biến ở các thôn xóm và một số cơ sở thờ tự nổi tiếng như ở Núi Sam (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp). Vị nữ thần bổn xứ này uy linh lấn át các “Thành Hoàng bổn cảnh” của đình .
đang nạp các trang xem trước