TAILIEUCHUNG - Một loại hình sắc phong thời chúa Nguyễn
Bài viết nhằm cung cấp những thông tin khái quát về hình thức, nội dung và đặc trưng tiêu biểu của loại hình văn bản “bao phong bách thần” của các chúa Nguyễn đương thời, với tên gọi “Trát phó” (Trát phong) rất độc đáo, từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu cũng như những người quan tâm có cái nhìn đầy đủ hơn về kiểu loại văn bản hành chính đặc trưng trên. | 99 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (120) . 2015 MỘT LOẠI HÌNH SẮC PHONG THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN Võ Vinh Quang* 1. Lời dẫn Trong nhiều năm trở lại đây, sự quan tâm nghiên cứu về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước được thường xuyên đẩy mạnh. Nhờ đó, đã có rất nhiều công trình khoa học có giá trị góp phần bổ khuyết, làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề vốn còn tồn nghi ở các thời kỳ trước. Riêng về thời chúa Nguyễn (1558-1777), với đặc tính là một giai đoạn đặc thù của lịch sử Việt Nam song do nhiều biến động khách quan và chủ quan như chiến tranh, thiên tai, nhân tai nên cho đến nay mặc dù đã được quan tâm hơn, nhưng những thành tựu nghiên cứu về thời kỳ này vẫn còn khá ít ỏi, chưa tương xứng với thành tựu trong hơn 200 năm các chúa Nguyễn trị nhậm Nam Hà. Những hiểu biết giai đoạn này chủ yếu vẫn dựa trên các bộ sách được xem là kinh điển ít ỏi còn lại như Ô Châu cận lục, Phủ biên tạp lục, Nam Hà tiệp lục Tuy vậy, do các thư tịch ấy không còn văn bản gốc, những bản sao thì thừa thiếu khác nhau, nên tính “điển chế” và độ chính xác trong những thông tin mà nó mang lại cần được kiểm chứng nhiều hơn bằng thực tế. Trong nỗ lực nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ các thành tựu thời chúa Nguyễn, chúng tôi đã không ngừng thu thập dữ liệu hiện tản mát trong dân gian để từ đó “bóc tách”, giải mã một vài “dấu ấn” căn bản thời bấy giờ. Bên cạnh công trình Mỹ thuật thời chúa Nguyễn: dẫn liệu từ di sản lăng mộ (Nguyễn Hữu Thông chủ biên, Nxb Thuận Hóa, 2014), đóng vai trò gợi mở bước đầu, thời gian qua, chúng tôi tiếp tục đi sâu khảo sát bổ sung thêm nhiều tư liệu nhằm đưa đến một “cái nhìn nhiều mặt” về lịch sử, xã hội thời .
đang nạp các trang xem trước