TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu điều kiện tách Zirconi và Hafni từ môi trường HClO4 bằng cetyltrimetylamonibromua trong benzen
Bài báo thông báo các kết quả nghiên cứu tách zirconi (Zr) và hafni (Hf) trong môi trường HClO4, sử dụng tác nhân cetyltrimetylamonibromua (CTAB) và thuốc thử xylen da cam (XO). Trước hết là kết quả nghiên cứu xác định nồng độ Hf trong cùng hỗn hợp với Zr bằng hiệu ứng che, kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng môi trường HClO4 0,038M và H2O2 3,8M có thể che được Zr với hiệu suất khoảng 88%. | Chu Mạnh Nhương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 3 - 7 NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TÁCH ZIRCONI VÀ HAFNI TỪ MÔI TRƯỜNG HClO4 BẰNG CETYLTRIMETYLAMONIBROMUA TRONG BENZEN Chu Mạnh Nhương* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo thông báo các kết quả nghiên cứu tách zirconi (Zr) và hafni (Hf) trong môi trường HClO4, sử dụng tác nhân cetyltrimetylamonibromua (CTAB) và thuốc thử xylen da cam (XO). Trước hết là kết quả nghiên cứu xác định nồng độ Hf trong cùng hỗn hợp với Zr bằng hiệu ứng che, kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng môi trường HClO4 0,038M và H2O2 3,8M có thể che được Zr với hiệu suất khoảng 88%. Từ đó, xây dựng các đường chuẩn xác định nồng độ (Zr+Hf) và Hf ở các bước sóng tương ứng là 550,5 nm, 434,5 nm trong khoảng nồng độ tuyến tính đều từ 0,2 đến 1 ppm. Đặc biệt, bài báo đã chỉ ra các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ axit, tác nhân chiết và các muối KClO4, KBr đến khả năng tách Zr/Hf, cụ thể là: sử dụng môi trường chiết là HClO4 0,13M cho hệ số tách (S) khá cao là 9,4; nồng độ CTAB/C6H6 là 0,004M cho hệ số tách là 2,6 và ở cùng nồng độ 0,015M thì muối KClO4 (với S=4,1) có ảnh hưởng tích cực hơn so với KBr (với S=2,3) đến khả năng tách Zr/Hf. Từ khóa: tách, zirconi, hafni, HClO4, CTAB, H2O2, XO. GIỚI THIỆU* Zirconi và hafni là cặp nguyên tố đồng hành (thuộc nhóm IVB, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) có tính chất hóa học rất giống nhau [1,2]. Vì vậy việc tách chúng ra khỏi nhau là một vấn đề rất khó khăn. Trên thế giới, phương pháp chiết lỏng-lỏng là một trong những phương pháp tách khá phổ biến và thường kết hợp với phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử [3,4]. Trong các hệ chiết, các tác nhân: cetyltrimetylamonibromua, primene JMT, amberlite LA – 1, amberlite LA – 2, aliquat – 336S, được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu để tách Zr và Hf trong các môi trường axit khác nhau [5,6,7]. Tuy nhiên phức giữa Zr, Hf và các tác nhân trên thường không có màu trong vùng UV- Vis, vì vậy khi nghiên cứu tách Zr và .
đang nạp các trang xem trước