TAILIEUCHUNG - Đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh của ba loài lá kim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
Bài báo này cung cấp các đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh của 3 trong tổng số 7 loài cây lá kim tại Khu BTTN Xuân Liên. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI, KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA BA LOÀI LÁ KIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, T ỈNH THANH HÓA MAI VĂN CHUYÊN Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa TRẦN MINH HỢI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật PHẠM THÀNH TRANG Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Vùng Trường Sơn Bắc hiện là một trong những khu vực có độ che phủ cao nhất của rừng tự nhiên trong toàn quốc. Thanh Hóa là tỉnh phía Bắc của vùng này với độ che phủ của rừng đạt 46,7%. Khu Bảo tồn thiên nhiên ( Khu BTTN) Xuân Liên với quy mô ha, cách thành phố Thanh Hóa 70 km về phía Tây Nam là khu vực có tính đa dạng sinh h ọc (ĐDSH) cao, là nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu, trong đó có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đây là nơi còn giữ đư ợc rừng thường xanh có sự phân bố của 752 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 440 chi, 130 họ trong đó 38 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, đặc biệt là các loài thực vật lá kim (ngành Thông) như Pơ mu (Fokienia hodginssi (Dunn) A. Henry & Thomas), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.). Các loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài như Pơ mu, Sa mộc dầu, Dẻ tùng sọc trắng có gỗ bền, ít mối mọt, hoa văn và màu sắc rất đẹp nên rất được ư a chuộng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ và vật dụng trong gia đình. Bài báo này cung cấp các đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh của 3 trong tổng số 7 loài cây lá kim tại Khu BTTN Xuân Liên. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp kế thừa số liệu: Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, về điều kiện kinh tếxã hội, những kết quả nghiên cứu, những văn bản có liên quan đến các loài cây thuộc ngành Thông ở Việt Nam. 2. Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa . Phương pháp
đang nạp các trang xem trước