TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sự thích ứng của 4 giống/dòng lúa (Oryza sativa L.) trong điều kiện khô hạn nhân tạo giai đoạn sinh dưỡng
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu sự thích ứng về biểu hiện sinh hóa của 4 giống/dòng lúa đáp ứng trong điều kiện hạn giai đoạn sinh dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thừa số hai nhân tố khối hoàn toàn ngẫu nhiên, nhân tố thứ nhất là 4 giống/dòng IR64, CTUS4, Nàng níu, LH01 (giống IR64 được sử dụng làm đối chứng nhạy cảm với hạn); nhân tố thứ hai là 2 điều kiện tưới (đủ nước, không tưới nước) với 3 lần lặp lại. | Khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu sự thích ứng của 4 giống/dòng lúa (Oryza sativa L.) trong điều kiện khô hạn nhân tạo giai đoạn sinh dưỡng Nguyễn Thị Bích Vân*, Võ Công Thành Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận bài 6/2/2018; ngày chuyển phản biện 15/2/2018; ngày nhận phản biện 19/3/2018; ngày chấp nhận đăng 27/3/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu sự thích ứng về biểu hiện sinh hóa của 4 giống/dòng lúa đáp ứng trong điều kiện hạn giai đoạn sinh dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thừa số hai nhân tố khối hoàn toàn ngẫu nhiên, nhân tố thứ nhất là 4 giống/dòng IR64, CTUS4, Nàng níu, LH01 (giống IR64 được sử dụng làm đối chứng nhạy cảm với hạn); nhân tố thứ hai là 2 điều kiện tưới (đủ nước, không tưới nước) với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, để thích ứng trong điều kiện hạn, 4 giống/dòng có sự tích lũy cao hàm lượng chlorophyll, đường tổng và proline trong lá. Hàm lượng chlorophyll a tăng từ 1,1-1,6 lần, chlorophyll b tăng từ 1,2-1,5 lần, chlorophyll tổng tăng từ 1,3-1,4 lần, đường tổng tăng từ 1,2-3 lần, proline tăng từ 2,2-9,5 lần. Hai dòng CTUS4 và LH01 có sự tích lũy hàm lượng đường tổng và proline thấp nhất. Đường tổng và proline có hệ số biến thiên kiểu gen (22%; 99,3%), hệ số di truyền (96,1%, 99,8%) cao cho thấy hiệu quả chọn lọc cao đối với khả năng chịu hạn. Từ khóa: Chịu hạn, giai đoạn sinh dưỡng, hệ số di truyền, sinh hóa. Chỉ số phân loai: Đặt vấn đề Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 2000 đến nay hạn hán đã xảy ra vào các năm 2002, 2004, 2005, 2006, 2009, 2015 và 2016. Trong đó, đợt hạn hán và xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016 gây ảnh hưởng lớn nhất, toàn vùng ĐBSCL đã có đến ha lúa bị thiệt hại, với hơn 60% bị thiệt hại nặng và nhiều vùng bị mất trắng. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình trạng hạn hán sẽ ngày càng nghiêm trọng [1]. Hạn được chia làm ba loại là hạn giai đoạn sinh dưỡng, hạn gián đoạn và hạn cuối vụ .
đang nạp các trang xem trước