TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa hành chính công và quản lí công – Liên hệ việt nam

Hành chính công vừa là khoa học vừa là nghệ thuật quản lí. Trong nhiều tài liệu của các nước, hành chính công (public administration), quản lí công (public management), quản trị quốc gia hay quản lí hành chính nhà nước (governance) có sự đồng nhất với nhau và trong nhiều trường hợp, được sử dụng thay thế cho nhau. Theo cách hiểu chung, hành chính công là thiết chế thực hiện quyền hành pháp, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống | Nền hành chính phát triển luôn đề cao mục tiêu hiệu quả của hoạt động quản lí. Khu vực công của các nước phát triển cũng như đang phát triển đều đứng trước những thách thức lớn từ xu hướng toàn cầu hoá, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ, mối quan hệ ngày càng đa dạng, phức tạp giữa chính trị – hành chính – thị trường, sự phát triển của kinh tế tri thức và trình độ dân trí được nâng cao về mọi mặt, Các nền hành chính chịu nhiều sức ép về hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và sự cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Tiến trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đòi hỏi sự thay đổi vai trò điều hành của Nhà nước. Mặc dù không thể bỏ qua vai trò quản lí, bao gồm các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp, nhưng Nhà nước cần quan tâm đến cách thức, phạm vi, lĩnh vực hoạt động cho hợp lý. Mặt khác, tuy phải tôn trọng sự vận hành của thị trường, nhưng trong nhiều trường hợp, Nhà nước cần có những hành động can thiệp phù hợp, nhanh nhạy để nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước phải tránh bao biện, làm thay mà thông qua nền hành chính của mình, tập trung quản lí bằng pháp luật và các công cụ điều tiết vĩ mô nhằm định hướng, lôi cuốn các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng tham gia phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhà nước phải vận dụng các yếu tố cạnh tranh tích cực của thương trường, những nội dung văn hoá doanh nghiệp phù hợp, phương pháp quản lý linh hoạt và cách thức sử dụng ngân sách một cách kinh tế, hiệu quả của khu vực tư vào các lĩnh vực công vụ, nhưng không làm lu mờ tính công quyền, tính thứ bậc và chức năng phục vụ công của nền hành chính. Tuy khu vực tư nước ta chưa phát triển mạnh nhưng vẫn có thể vận dụng các phương pháp và kỹ thuật quản trị kinh doanh như: hướng dẫn, phối hợp, đánh giá theo kết quả đầu ra, kiểm soát theo chu trình quản lí chất lượng, khuyến khích vật chất, động viên tinh thần và một số nghệ thuật quản lý con người để nâng cao hiệu quả công vụ. Cán bộ, công chức không đơn thuần thừa hành mệnh lệnh, thực thi nhiệm vụ theo những chu trình có sẵn mà chủ động lập và thực hiện kế hoạch hoàn thành các mục tiêu của cơ quan, tổ chức. Để tạo điều kiện cho công tác đánh giá, cần tiến hành song song việc áp dụng các quy trình, thể thức công vụ với việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công tác theo hướng định lượng được.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.