TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân nhập viện có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng
Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: Xác định nhóm có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng và không có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng trên các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng, và ELISA. - So sánh các đặc điểm về tiền sử, bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng và các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng nhưng không nhiễm giun lươn. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHIỄM GIUN LƯƠN TRÊN CÁC BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN CÓ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Ở DẠ DÀY TÁ TRÀNG Trần Thị Kim Dung*, Trần Phủ Mạnh Siêu **, Bùi Trọng Hợp ***, Nguyễn Thị Minh Tuyết***, Ngô Hùng Trí *** TÓM TẮT Tìm hiểu bệnh lý dạ dày tá tràng gây ra do giun lươn Strongyloides stercoralis là nhu cầu cấp thiết hiện nay để tránh bỏ sót bệnh và góp phần điều trị hiệu quả hơn bệnh lý dạ dày tá tràng hiện nay. Mục tiêu: - Xác định nhóm có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng và không có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng trên các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng, và ELISA. - So sánh các đặc điểm về tiền sử, bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng và các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng nhưng không nhiễm giun lươn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 10/2004 đến tháng 10/2006. Bao gồm hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng, sử dụng các kỹ thuật cận lâm sàng như: chẩn đoán ELISA, nội soi dạ dày tá tràng, xét nghiệm công thức máu, điều trị đặc hiệu giun lươn. Kết quả: - Bệnh do giun lươn Strongyloides stercoralis gây tổn thương thực thể tại dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ trong tổng số bệnh nhân có hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng. - Bệnh do giun lươn ở dạ dày tá tràng có tiền căn: đau dạ dày trên 4 năm (45,5%); có sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày (45,4%); có bệnh nền làm suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (68,1%); có nghề nghiệp tiếp xúc với đất như làm ruộng (31,8%), làm vườn (36,3%). - Vị trí thường gặp của giun lươn (Strongyloides stercoralis) ở dạ dày tá tràng là: hang vị, dạ dày, phình vị và tá tràng. Hang vị là nơi hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ . - Bệnh nhiễm giun lươn ở dạ dày tá tràng đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu bằng thiabendazole 25mg/kg × 2 lần/ ngày trong 5 ngày. Kết luận:Bệnh nhiễm giun lươn ở dạ dày .
đang nạp các trang xem trước