TAILIEUCHUNG - Sử dụng cá bơn cynoglossus arel bloch & schneider, 1801 là sinh vật chỉ thị đánh giá ô nhiễm kim loại nặng tại vùng biển Hạ Long - Cát Hải
Phép phân tích thống kê cho thấy hàm lượng các KLN trong cá bơn có mối tương quan nghịch hoặc không có tương quan với khối lượng cơ thể cá, một số nguyên nhân của mối tương quan này được thảo luận trong bài. So sánh với GHCP theo quy định của Bộ Y tế, hàm lượng các KLN trong thịt cá đều dưới ngưỡng GHCP về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hàm lượng As tổng số trong các mẫu thịt cá bơn C. arel được ghi nhận ở ngưỡng cao, do đó cần được nghiên cứu các dạng tồn tại của kim loại này trong thịt cá nhằm đánh giá chính xác hơn rủi ro sinh thái và an toàn thực phẩm có thể xảy ra. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 382-389 ISSN: 1859-3097 SỬ DỤNG CÁ BƠN CYNOGLOSSUS AREL BLOCH & SCHNEIDER, 1801 LÀ SINH VẬT CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TẠI VÙNG BIỂN HẠ LONG - CÁT HẢI Lê Quang Dũng Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam Email: dunglq@ Ngày nhận bài: 28-11-2012 TÓM TẮT: Nhằm đánh giá ô nhiễm kim loại nặng (KLN) và rủi ro an toàn thực phẩm cho cộng đồng ven biển khu vực Cát Hải - Hạ Long, 10 nguyên tố kim loại nặng (As, Cd, Co, Cr, Mn, Cu, Zn, Pb và V) được xác định hàm lượng trong mô thịt và gan của loài cá bơn Cynoglossus arel thu vào tháng 3 năm 2012. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các KLN trong thịt cá có hàm lượng thấp hơn so với gan, ngoại trừ As. Hàm lượng Pb và Cd trong gan cá cao hơn nhiều lần so với trong thịt cá - điều này có thể liên quan đến chức năng khử độc của gan cá. Mặt khác, hàm lượng các KLN trong thịt và gan cá ở khu vực Hạ Long cao hơn so với ở Cát Hải, đặc biệt là Cd và Pb. Như vậy, có thể nói rằng khu vực Hạ Long có mức độ rủi ro về ô nhiễm KLN trong môi trường cao hơn so với Cát Hải. Phép phân tích thống kê cho thấy hàm lượng các KLN trong cá bơn có mối tương quan nghịch hoặc không có tương quan với khối lượng cơ thể cá, một số nguyên nhân của mối tương quan này được thảo luận trong bài. So sánh với GHCP theo quy định của Bộ Y tế, hàm lượng các KLN trong thịt cá đều dưới ngưỡng GHCP về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hàm lượng As tổng số trong các mẫu thịt cá bơn C. arel được ghi nhận ở ngưỡng cao, do đó cần được nghiên cứu các dạng tồn tại của kim loại này trong thịt cá nhằm đánh giá chính xác hơn rủi ro sinh thái và an toàn thực phẩm có thể xảy ra. Từ khóa: Sinh vật chỉ thị, ô nhiễm kim loại nặng, cá bơn, an toàn thực phẩm MỞ ĐẦU Chất lượng môi trường vùng biển ven bờ Hạ Long - Cát Hải đang suy giảm nghiêm trọng do những ảnh hưởng từ các hoạt .
đang nạp các trang xem trước