TAILIEUCHUNG - Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 gồm có 4 chương được trình bày như sau: Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học, thực hành giải các dạng toán điển hình, một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học, đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học. | TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN --------------- * ------------- BÀI GIẢNG Học phần chuyên chọn PPDH TOÁN Ở TIỂU HỌC 2 ( TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ) Người biên soạn: Tạ Thanh Hiếu Quảng Ngãi: 12 / 2015 Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng nầy là tài liệu được biên soạn dựa vào: [ 1] Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (2000) Tập 2, Phần thực hành giải toán, NXB Giáo dục, Hà Nội. [ 2] Trần Diên Hiển (2009), Thực hành giải toán tiểu học- Tập 1, 2, NXB ĐHSP Hà Nội và dựa theo đề cương chi tiết học phần: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 của Trường Đại học Phạm văn Đồng dùng cho sinh viên năm thứ ba trình độ Cao đẳng đào tạo giáo viên Tiểu học. Đây là tài liệu thuộc học phần chuyên chọn về giải toán và ý nghĩa của việc thực hành giải toán ở tiểu học nhằm chuyên sâu hơn các vấn đề cơ bản của dạy học giải toán, các dạng bài toán và các phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học đòi hỏi sinh viên cần có kế hoạch tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu để có kỹ năng vận dụng, kết hợp linh hoạt các phương pháp giải toán phù hợp mức độ, yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình góp phần nâng cao năng lực thực hành giải toán nói riêng và hiệu quả, chất lượng dạy học môn toán nói chung ở tiểu học . Tài liệu gồm 4 chương cơ cấu cho 2 tín chỉ (30 tiết). Ở mỗi chương, mục đều có câu hỏi, bài tập đánh giá. Cụ thể: Chương 1 : Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học (2; 2) Chương 2 : Thực hành giải các dạng toán điển hình (4 ; 2) Chương 3: Một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học. (8; 6) Chương 4 : Đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học (4 ; 2) Mặc dù rất cố gắng biên soạn theo hướng hệ thống hóa nhằm gợi mở cách tiếp cận các phần nội dung đề mục của học phần được cụ thể, rõ ràng hơn, song chắc chắn không tránh khỏi mặt hạn chế và thiếu sót. Rất mong đón nhận các ý kiến đóng góp để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện. Người biên soạn Tạ Thanh .
đang nạp các trang xem trước