TAILIEUCHUNG - Phân tích bức tranh tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

"Tràng giang" là bức tranh thiên nhiên trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp. Dẫu rất gợi, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn tủi cô đơn nhuốm từ điệu sầu tận đáy hồn thi sĩ. Dể hiểu rõ về bức tranh mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu "Phân tích bức tranh tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận" dưới đây. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Huy Cận bước vào thi đàn bằng tâm hồn đa cảm, đa sầu ; bằng nỗi khắc khoải không gian “hoá thân của thiên đường, của sự hoà đồng nguyên thủy thuở xưa” (Đỗ Lai Thúy). Nhà thơ của “một chiếc linh hồn nhỏ - Mang mang thiên cổ sầu” ấy đã dâng tặng cho đời tập thơ Lửa thiêng (1940) - ngọn lửa của tâm linh thơ, của “niềm tin vào lương tri con người” (Hà Minh Đức). Ta thoáng thấy trong bản ngậm ngùi dài ấy bóng dáng xưa của ngọn nguồn dân tộc, nhịp sầu buồn của vũ trụ nhân gian và cả điệu buồn mênh mang của thiên nhiên cảnh sắc. Thiên nhiên trong "Tràng giang" của Huy Cận vì thế, dẫu rất gợi, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn tủi cô đơn nhuốm từ điệu sầu tận đáy hồn thi sĩ. Huy Cận là một nhà thơ luôn băn khoăn đi tìm tín hiệu vũ trụ. Không phải ngẫu nhiên, bàn về bài thơ này, Xuân Diệu viết: “ Cảm giác nổi trội nhất của ta là cảm giác không gian”. Không gian ấy được trải ra từ mặt sông lên tận chót vót đỉnh trời, không gian được mở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm linh con người. Ấy là một thế giới vừa được nhìn bằng sự chiêm nghiệm cổ điển vừa được cảm nhận bằng tâm thế cô đơn của một cái tôi hiện đại, rất đặc trưng cho thơ Mới. Phải chăng vì thế mà "Tràng giang" hiện ra như một bức tranh tạo vật thiên nhiên mênh mang trời nước vừa hoang sơ, vừa cổ kính, trong đó thi sĩ hiện lên như một người lữ thứ đơn độc, lạc loài? "Tràng giang" là bức tranh thiên nhiên trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp. Ngay cái tên bài thơ đã như một cửa ngõ mở vào cái bao la trời nước ấy. "Tràng giang" gợi ra hình tượng một con sông chảy mênh mang giữa trời và đất. Huy Cận đã rất nghệ thuật khi dùng chữ “ Tràng giang” thay cho chữ “Trường Giang”. Hai âm “ang” đi liền nhau làm tăng them độ rộng, thêm sức dài của dòng sông, tả được sự vô biên vô cùng vô tận của không gian. Và câu đề từ như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua một hành lang mở thông vào vô biên : “Bâng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.