TAILIEUCHUNG - Điển cứu về mức sống của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi môi trường
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về mức sống của nông dân trồng lúa trong bối cảnh biến đổi môi trường, nghiên cứu về diễn biến mức sống của các hộ trồng lúa trong giai đoạn 2005-2014 được thực hiện. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là điều tra xã hội với dung lượng mẫu là 46 hộ nông trồng lúa tại 6 huyện của tỉnh An Giang (trung bình 7-8 hộ/huyện) và công cụ thu thập, phân tích dữ liệu là biểu đồ tự đánh giá mức sống của các hộ trồng lúa trong 10 năm qua. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X1-2017 Điển cứu về mức sống của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi môi trường Phạm Gia Trân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Để có cái nhìn đầy đủ hơn về mức sống của nông dân trồng lúa trong bối cảnh biến đổi môi trường, nghiên cứu về diễn biến mức sống của các hộ trồng lúa trong giai đoạn 2005-2014 được thực hiện. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là điều tra xã hội với dung lượng mẫu là 46 hộ nông trồng lúa tại 6 huyện của tỉnh An Giang (trung bình 7-8 hộ/huyện) và công cụ thu thập, phân tích dữ liệu là biểu đồ tự đánh giá mức sống của các hộ trồng lúa trong 10 năm qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh kế trồng lúa đã góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân. Tuy nhiên, nếu xét trong một thời gian dài, đa số các hộ trồng lúa có mức sống không tăng. Trồng lúa là loại hình sinh kế mang tính rủi ro liên quan đến biến đổi tiêu cực của môi trường tự nhiên và sự không ổn định của thị trường lúa gạo. Để thích ứng với sự biến đổi môi trường và duy trì mức sống, các hộ trồng lúa thực hiện nhiều giải pháp như đa dạng hóa sinh kế, chuyển đổi cây trồng, tăng thêm diện tích canh tác và đầu tư giáo dục cho con cái. Cùng với mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực và tăng cường xuất khẩu gạo, điều cần thiết là đảm bảo lợi nhuận và mức sống người nông dân trồng lúa, tăng cường nguồn lực của họ trong thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn liền hoạt động sản xuất với thị trường và hội nhập quốc tế. Từ khóa: mức sống, sinh kế, biến đổi môi trường, khả năng tích lũy 1. Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa trọng điểm của Việt Nam, có diện tích đất lúa là nghìn ha, chiếm khoảng 46,9% diện tích đất lúa cả nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Hàng năm, vùng này sản xuất trên 50% tổng sản lượng lúa quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như đáp ứng được trên 90% lượng gạo xuất khẩu (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, .
đang nạp các trang xem trước