TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề lí luận trong quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình nhà trường
Bài viết tập trung nghiên cứu các chức năng của quản lí bồi dưỡng chuyên môn gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn và hoạt động kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu của chương trình nhà trường. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 43-47 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TRONG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Phạm Văn Khang - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Ngày nhận bài: 06/03/2018; ngày sửa chữa: 14/05/2018; ngày duyệt đăng: 18/05/2018. Abstract: Vocational competence training for secondary school teachers meeting the requirements of the school curriculum plays an important role in improving competence of teaching staff as well as updating new knowledge for teachers. The article mentions management of fostering professional competence for secondary school teachers in terms of planning, activity organization and evaluation with aim to meet the requirements of developing school curriculum. Keywords: Professional training, secondary school, teachers, school curriculum, management. 1. Mở đầu Quản lí (QL) bồi dưỡng chuyên môn (BDCM) cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở (GVTHCS) là chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể QL. Chủ thể QL BDCM cho đội ngũ GVTHCS gồm các cấp QL khác nhau: ở cấp quốc gia là Bộ GD-ĐT; cấp địa phương là Sở và Phòng GD-ĐT; cấp nhà trường là hiệu trưởng. Mỗi cấp QL BDCM cho GVTHCS có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau đối với công tác QL. Tuy nhiên, hoạt động và tác nghiệp của các cấp này đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về chủ trương, đường lối, chỉ đạo, điều hành và thực hiện với nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch, tính hiệu quả, tính nguyên tắc của công tác QL. Trong các cấp QL này, hiệu trưởng trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp tác động đến GVTHCS; trực tiếp nhận sự chỉ đạo của các cấp QL cấp trên để tổ chức, triển khai, thực hiện việc BDCM cho GVTHCS thuộc phạm vi phụ trách theo nguyên tắc được phân cấp. Như vậy, hiệu trưởng THCS được xem như cấp “trung gian”, là “cầu nối” của các chủ thể QL tới GVTHCS được xem như khách thể và đối tượng QL. Về mặt lí luận, hiệu trưởng trường THCS phải là .
đang nạp các trang xem trước