TAILIEUCHUNG - Ghi nhận mới về phân bố của loài ếch com po tric amolops compotrix (bain, stuart and orlov, 2006) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Nội dung bài viết trình bày ghi nhận mới về phân bố của loài ếch com po tric amolops compotrix (bain, stuart and orlov, 2006) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 GHI NHẬN MỚI VỀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI ẾCH COM-PO-TRIC Amolops compotrix (Bain, Stuart and Orlov, 2006) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN ĐẬU QUANG VINH, NGUYỄN VĂN SÁNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a CHÂU THỊ THANH HẢI, HOÀNG XUÂN QUANG ih inh Loài ếch com-po-tric Amolops compotrix (Bain, Stuart and Orlov, 2006) lần đầu tiên được mô tả bởi Bain et al., 2006 với tên là Rana compotrix dựa trên mẫu thu được ở Lào và Kon Tum (Việt Nam). Trong quá trình khảo sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã thu thập được mẫu của loài này, đây là ghi nhận mới về phân bố của loài ở Bắc Trung Bộ cũng như ở phía Bắc Việt Nam. I. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU M u nghiên cứu: DQV02961-DQV02967, DQV02970-DQV02973 (01/08/2012); DQV02989 (02/08/2012), DQV03013-DQV03018 (03/08/2012) (19,7500N, 104,8090E, 714m); DQV03042-DQV03044 (04/08/2012, 19,7480N, 104,8110E, 662m) do Đậu Quang Vinh, Lê Thị Hồng Lam, Châu Thị Thanh Hải thu thập. Mẫu được thu thập bằng tay, chủ yếu vào buổi tối từ 18h00’ đến 24h00’, trùng với thời gian hoạt động chủ yếu của lưỡng cư. Ban ngày trong các đợt khảo sát chúng tôi tiến hành chụp ảnh để ghi màu lại màu sắc tự nhiên và xử lý mẫu. Mẫu thu được ghi nhật kí, chụp ảnh, cố định bằng formalin 10% trong 24h đến 1 tuần sau đó chuyển sang bảo quản ở cồn 70o. Tên khoa học, tên phổ thông và tên đồng vật theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009). Các chỉ số đo đếm với độ chính xác đến 0,01 m bao gồm: Dài thân (SVL): Từ mút mõm đến khe huyệt; Dài đầu (HL): Từ mút mõm đến xương góc hàm; Rộng đầu (H ): Bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của hàm; Khoảng cách mõm nắt (ESL): Khoảng cách từ trước mắt đến mút mõm; Đường kính mắt (ED): Chiều dài lớn nhất của ổ mắt; Dài màng nhĩ (TD): Bề dài lớn nhất của màng nhĩ; Gian ổ mắt (IOD): Khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 ổ mắt; Khoảng cách tai mắt (TED): Khoảng cách từ sau mắt đến màng nhĩ; Dài
đang nạp các trang xem trước