TAILIEUCHUNG - Kết quả nghiên cứu về loài sâm Puxailaileng ở vùng núi cao tỉnh Nghệ An
Nội dung bài viết trình bày về vấn đề nghiên cứu hình thái thực vật, hàm lượng các chất và cây phát sinh chủng loài của sâm Puxailaileng, các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái thực vật của sâm Puxailaileng, thành phần các chất của củ sâm Puxailaileng và trình tự nucleotide vùng gen ITS-rDNA của sâm Puxailaileng. | HOẠT ĐỘNG KH-CN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI SÂM PUXAILAILENG Ở VÙNG NÚI CAO TỈNH NGHỆ AN n Trần Ngọc Lân và CS(*) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, chi Nhân sâm (Panax) (họ Nhân sâm hay họ Ngũ gia bì, Araliaceae) có 6-8 loài phân bố ở Bắc Mỹ và Đông Á (Mabberley, 2008; Shu, 2007; Phan Ke Long et al., 2014;.); trong Danh lục thực vật (thế giới) có 12 tên loài được công nhận (The Plant List, 2014). Ở Trung Quốc, chi Panax có 7 loài, trong đó P. japonicus có 4 thứ (Shu, 2007). Tất cả các loài của chi Nhân sâm (Panax) là cây thuốc, một số loài được sử dụng làm dược liệu có giá trị cao, như nhân sâm (P. ginseng), tam thất (P. notoginseng), sâm Mỹ (P. quinquefolius), sâm Nhật (P. japonicus) và sâm Việt Nam (P. vietnamensis). Chi Nhân sâm (Panax) ở Việt Nam hiện biết có 3 loài: sâm vũ diệp (P. bipinatifidus), tam thất trắng (P. stipuleanatus), sâm Việt SỐ 12/2016 Nam hay sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis) (Ha & Grushv., 1985; Phạm Hoàng Hộ, 2000; Katsuko Komatsu et al., 2001; Nguyễn Tập, 2007; Nguyễn Thị Phương Trang và nnk, 2011; Phan Ke Long et al., 2014a,b;.). Cả ba loài sâm này đều thuộc nhóm loài quý hiếm cần bảo vệ ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ KH&CN, 2007). Có 4 loài sâm khác được ghi nhận ở Việt Nam nhưng chưa thu được mẫu trong tự nhiên, đó là tam thất (P. notoginseng), sâm Vân Nam (P. zingiberensis), sâm tam thất (P. pseudoginseng), sâm Nhật (P. japonicus) (Thompson et al., 1997; Shu, 2007;.). Loài Panax sp. (Pu Xai Lai Leng, Nghệ An) gần nhất với loài tam thất hoang (P. stipuleanatus) (ITS-rDNA: bootstrap 98%, sai khác 2 nucleotide) (Phan Ke Long et al., 2014a). Loài sâm Việt Nam có tên gọi phổ biến là sâm Ngọc Linh. Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) hiện có 3 thứ: sâm Ngọc Linh - Panax vietnamensis Ha et Grushv. var. vietnamensis, phân bố ở Tạp chí KH-CN Nghệ An [7] HOẠT ĐỘNG KH-CN Kon Tum (núi Ngọc Linh, Đăk Tô, Đắk Glei), Quảng Nam, Gia Lai, Lâm Đồng (núi Lang Biang); sâm Lai Châu - Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Zhu, Cai, .
đang nạp các trang xem trước