TAILIEUCHUNG - Quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải: Một số kết quả bước đầu và kinh nghiệm

Nghiên cứu nhằm triển khai quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng được Bộ môn Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Thủy sản thực hiện tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải. Kết quả bước đầu cho thấy vẫn tuy vẫn còn một số ý kiến nhưng ý thức cộng đồng địa phương đã được cải thiện. Bên cạnh đó hoạt động của các cơ quan ban ngành chức năng về vấn đề quản lý nuôi tôm nói chung và quản lý môi trường vùng nuôi nói riêng bắt đầu có sự chia sẻ thông tin nhằm cải thiện tình hình phối hợp hoạt động. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 Trường Đại học Thủy sản QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TÔM DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN LƯƠNG CÁCH, XÃ HỘ HẢI, HUYỆN NINH HẢI: MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ KINH NGHIỆM Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và nhóm nghiên cứu Khoa Nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu nhằm triển khai quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng được Bộ môn Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Thủy sản thực hiện tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ 10/2004 đến tháng 10/2005 áp dụng một số công cụ truyền thông phát triển có sự tham gia (PDC – Participatory Development Communication). Kết quả bước đầu cho thấy tuy vẫn còn một số ý kiến nhưng ý thức cộng đồng địa phương đã được cải thiện. Bên cạnh đó hoạt động của các cơ quan ban ngành chức năng về vấn đề quản lý nuôi tôm nói chung và quản lý môi trường vùng nuôi nói riêng bắt đầu có sự chia sẻ thông tin nhằm cải thiện tình hình phối hợp hoạt động. I. Mở đầu Sự phát triển của nuôi trồng thủy sản và các vấn đề môi trường nảy sinh đã trở thành là mối quan tâm hàng đầu trong những năm gần đây, đặc biệt ở Đông Nam Á. Mặc dù các tác động môi trường từ nuôi trồng thủy sản có thể không lớn nếu so sánh với nhiều hoạt động phát triển khác, tuy nhiên, sự phát triển không được kiểm soát, không có kế hoạch và quá nhanh của ngành ở các khu vực trên thế giới (đáng chú ý là ở Nam và Đông Nam Á, và Nam Phi) đã dẫn đến các tác động môi trường mang tính tích lũy rất đáng ngại (Hambrey và cộng tác viên, 2000). Tại Việt Nam, sự phát triển tự phát của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đã dẫn đến các vấn đề tương tự. Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận, thuộc hệ thống đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam, góp phần tạo sinh kế cho phần lớn cư dân địa phương từ nguồn lợi mặt nước và thủy sản. Hiện đang có hàng loạt hoạt động sinh kế tại vùng đầm, trong đó nuôi tôm được xem là hoạt động quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.