TAILIEUCHUNG - Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa Granitoid vùng núi Hòn Thùng và Châu Viên, Long Hải, Bà Rịa Vũng Tầu
Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thành phần thạch học gồm granit biotit hạt vừa, granit biotit hạt nhỏ. Đá mạch gồm granit aplit, aplit và pegmatoit. Thành phần khoáng vật chính là plagioclas, feldspat kali, thạch anh, biotit và ít hornblend. Khoáng vật phụ thường gặp là zircon, orthit, sphen, magnetit. Hầu hết các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ, chủ yếu là các quá trình albit hóa và microclin hóa. Các đá có hàm lượng SiO2 = - , Al2O3 = - , Na2O = - , K2O = - . Các nguyên tố vết thường gặp là Sn, W, Mo, Cu, Pb, Zr, Hf, Y, Yb. | Science & Technology Development, Vol 11, - 2008 ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC, THẠCH ĐỊA HÓA GRANITOID VÙNG NÚI HÒN THÙNG VÀ CHÂU VIÊN, LONG HẢI, BÀ RỊA -VŨNG TÀU Phạm Quang Vinh, Trần Phú Hưng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 29 tháng 03 năm 2007, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 16 tháng 03 năm 2008) TÓM TẮT: Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thành phần thạch học gồm granit biotit hạt vừa, granit biotit hạt nhỏ. Đá mạch gồm granit aplit, aplit và pegmatoit. Thành phần khoáng vật chính là plagioclas, feldspat kali, thạch anh, biotit và ít hornblend. Khoáng vật phụ thường gặp là zircon, orthit, sphen, magnetit. Hầu hết các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ, chủ yếu là các quá trình albit hóa và microclin hóa. Các đá có hàm lượng SiO2 = - , Al2O3 = - , Na2O = - , K2O = - . Các nguyên tố vết thường gặp là Sn, W, Mo, Cu, Pb, Zr, Hf, Y, Yb. 1. MỞ ĐẦU Các thành tạo magma xâm nhập vùng Long Hải đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu: công trình đo vẽ bản đồ địa chất Nam Việt Nam tỷ lệ 1: (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1980), công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: nhóm tờ Bến Khế-Đồng Nai (Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1989), công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: nhóm tờ Đông Thành Phố Hồ Chí Minh (Ma Công Cọ và nnk, 1994) và nhóm tờ Hàm Tân-Côn Đảo (Nguyễn Văn Cường và nnk, 1998) Tuy nhiên mức độ nghiên cứu của các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu khái quát. Công trình nghiên cứu mà nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu chi tiết về đặc điểm địa chất, đặc điểm thạch học-khoáng vật, đặc điểm thạch địa hóa, từ đó góp phần làm sáng tỏ điều kiện và nguồn gốc thành tạo và khoáng hóa liên quan của graniotit vùng Long Hải. ĐIỂM ĐỊA CHẤT Khu vực nghiên cứu gồm núi Hòn Thùng và Châu viên, phân bố ở vùng Long Hải thuộc huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cách thị xã Bà Rịa 10km về phía Tây Bắc, thuộc 2 .
đang nạp các trang xem trước