TAILIEUCHUNG - Đặc điểm thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện tạo thành Granitoit Châu Viên, Bà Rịa-Vũng Tầu
Kết quả nghiên cứu granitoit khối Châu Viên cho thấy: 1. Khối được cấu tạo bởi các pha xâm nhập, bao gồm:Pha xâm nhập chính: granit biotit, granit biotit có hornblen; Pha xâm nhập phụ: granit hạt nhỏ và Pha đá mạch: granit aplit, pegmatoit. 2. Các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ nhưng không đều, gồm các quá trình: albit hoá, microclin hoá, thạch anh hóa; trong đó, albit hoá phát triển mạnh và đều khắp hơn microclin hoá. | Science & Technology Development, Vol 11, - 2008 ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC - KHOÁNG VẬT, THẠCH ĐỊA HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO GRANITOIT KHỐI CHÂU VIÊN, BÀ RỊA - VŨNG TÀU Trần Phú Hưng, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Kim Hoàng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 29 tháng 05 năm 2008, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 10 tháng 11 năm 2008) TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu granitoit khối Châu Viên cho thấy: 1. Khối được cấu tạo bởi các pha xâm nhập, bao gồm:Pha xâm nhập chính: granit biotit, granit biotit có hornblen; Pha xâm nhập phụ: granit hạt nhỏ và Pha đá mạch: granit aplit, pegmatoit. 2. Các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ nhưng không đều, gồm các quá trình: albit hoá, microclin hoá, thạch anh hóa; trong đó, albit hoá phát triển mạnh và đều khắp hơn microclin hoá. 3. Các đá thuộc loạt vôi-kiềm, kiểu I–granit (theo Chapell & White, 1974) hay granit loạt magnetit (theo Tsusue & Ishihara, 1972) hoặc kiểu VAG; được kết tinh từ nguồn magma có độ sâu trung bình, bị hỗn nhiễm với vỏ (nguồn gốc hỗn hợp), được hình thành chủ yếu do nóng chảy các vật liệu sâu dưới vỏ của rìa lục địa tích cực kiểu Andes. Magma được thành tạo trong khoảng 9620C ở độ sâu 14,33Km với áp suất PS 4,48Kbar; nhiệt độ kết tinh khoảng 660÷6700C ở độ sâu 10,5km với áp suất 2,5÷3Kbar. Từ khóa:Granit kiểu I, ganit kiểu S, granit-magnetit, granit-ilmenit 1. GIỚI THIỆU Khu vực nghiên cứu nằm ở phía đông nam Long Hải, bao gồm núi Châu Viên (327m) và phần phía nam núi Hòn Thùng (gọi chung là khối Châu Viên), phân bố dọc ven biển tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu), diện lộ khoảng 30km2, kéo dài theo phương đông bắc-tây nam. Khối bị phân cắt mạnh bởi các hệ thống khe nứt phát triển theo các phương: kinh tuyến, vĩ tuyến, đông bắc– tây nam; mật độ trung bình 10 ÷15 khe nứt/m2; trong đó, phát triển mạnh là hệ phương đông bắc–tay nam. Các khe nứt thường được lấp đầy bởi thạch anh (1÷7 mm, đôi khi 2÷3 cm) và thường có: pyrit, chalcopyrit. 2. ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC - KHOÁNG VẬT . Đặc điểm thạch học - khoáng vật a/ Pha xâm .
đang nạp các trang xem trước