TAILIEUCHUNG - Biện pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế với các sở giáo dục và đào tạo trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Bài viết tập trung trao đổi về các biện pháp để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trường Đại học Sư phạm Huế với các sở Giáo dục & Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng các khóa bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chuẩn nghề nghiệp. | BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ VỚI CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒ QUANG CHÍNH Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: hoquangchinh@ Tóm tắt: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên phổ thông là một hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ sở đào tạo giáo viên và đơn vị sử dụng đội ngũ giáo viên, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Sự phối hợp trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông là một hoạt động mang tính tất yếu của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (ĐHSP Huế), các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các trường phổ thông đảm bảo cho sự phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức thành viên, cùng hướng tới mục tiêu hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên. Phối hợp là hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật cao được thể hiện qua những nội dung phối hợp, các phương pháp phối hợp, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức thành phần. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trao đổi về các biện pháp để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trường ĐHSP Huế với các sở GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng các khóa bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông (THPT) đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chuẩn nghề nghiệp. Từ khóa: Cơ chế phối hợp, bồi dưỡng năng lực 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình ” [5]. Tổ chức UNESCO đã chỉ ra rằng bồi dưỡng có nghĩa là nâng cao nghề .
đang nạp các trang xem trước