TAILIEUCHUNG - Cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về giáo dục giữa Trung ương và địa phương
Bài viết này vận dụng các khuyến nghị về quản lý nhà nước hiện đại đối với các hệ thống giáo dục phức hợp để đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về giáo dục giữa Trung ương và địa phương. Đó là: hoàn thiện thể chế, tăng cường trách nhiệm giải trình, đẩy mạnh xây dựng năng lực và hiện thực hóa tư duy chiến lược. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 11, pp. 1-8 This paper is available online at CƠ CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu lực và hiệu quả giữa Trung ương và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục là bài toán khó trong giáo dục ngày nay trên phạm vi toàn cầu. Đó là vì các hệ thống giáo dục đã trở nên phức hợp với sự tham gia của nhiều chủ thể và việc trao quyền quyết định cho nhiều cấp. Ở Việt Nam, quản lý nhà nước về giáo dục không chỉ đối mặt với khó khăn đó mà còn phải vượt qua thách thức về tình trạng phân mảnh và phân tán trong quản lý. Xuất phát từ hiện trạng đó, bài viết này vận dụng các khuyến nghị về quản lý nhà nước hiện đại đối với các hệ thống giáo dục phức hợp để đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về giáo dục giữa Trung ương và địa phương. Đó là: hoàn thiện thể chế, tăng cường trách nhiệm giải trình, đẩy mạnh xây dựng năng lực và hiện thực hóa tư duy chiến lược. Từ khóa: Quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm giải trình, xây dựng năng lực, tư duy chiến lược. 1. Mở đầu Trong khoảng ba chục năm nay, ở hầu như mọi nước trên thế giới, cơ chế phối hợp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương trong các lĩnh vực nói chung, trong giáo dục nói riêng, được thực hiện theo cơ chế phân cấp. Ở đây, cơ chế phân cấp được hiểu là cơ chế tái phân bổ quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp quản lý theo hướng trao quyền quyết định nhiều hơn từ cấp trên cho cấp dưới. Tại Việt Nam, phân cấp quản lý giáo dục đã được thực hiện mạnh trong 20 năm qua, là một trong những thành tố quan trọng của đổi mới quản lý giáo dục, và là một trong những yếu tố đóng góp vào các thành tựu của giáo dục, đặc biệt trong việc mở rộng quy mô giáo dục, phát triển mạng lưới giáo dục, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức thực hiện phân cấp .
đang nạp các trang xem trước