TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và tính gây hấn của học sinh trung học cơ sở

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và tính gây hấn của học sinh THCS. Một bảng hỏi tự thuật (self-report) và bảng hỏi do bạn bè đánh giá (peer-report) đã được thực hiện trên 371 học sinh của 3 trường THCS tại địa bàn Hà Nội. Kết quả từ bảng hỏi do bạn bè đánh giá cho thấy có 25/371 học sinh (chiếm ) thường xuyên có biểu hiện gây hấn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 1-9 Mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và tính gây hấn của học sinh trung học cơ sở Trần Văn Công*, Nguyễn Thị Hồng, Lý Ngọc Huyền Trường Đại học Giáo Dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và tính gây hấn của học sinh THCS. Một bảng hỏi tự thuật (self-report) và bảng hỏi do bạn bè đánh giá (peer-report) đã được thực hiện trên 371 học sinh của 3 trường THCS tại địa bàn Hà Nội. Kết quả từ bảng hỏi do bạn bè đánh giá cho thấy có 25/371 học sinh (chiếm ) thường xuyên có biểu hiện gây hấn. Với số liệu tự đánh giá, phân tích nhân tố thang đo khả năng tự kiểm soát cho thấy 2 nhân tố là tự kiểm soát tiêu cực và tự kiểm soát tích cực; thang đo tính gây hấn gồm 2 nhân tố: gây hấn hành vi và gây hấn thái độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan nghịch giữa tự kiểm soát và gây hấn, và tự kiểm soát là biến độc lập dự đoán mức độ và biểu hiện gây hấn. Từ khóa: Tự kiểm soát, gây hấn, học sinh, trung học cơ sở, thang đo. 1. Tổng quan * vụ việc của học sinh lớp 7 đã bị đánh hội đồng vì không nghe lệnh của bạn khác2, . Tính gây hấn là một vấn đề chung của những trẻ đang ở độ tuổi đến trường và là kết quả tác động tâm lí, giáo dục và xã hội mang tính tiêu cực ở cả người gây hấn và nạn nhân [3], bao gồm những biểu hiện mang tính chất xâm hại, nhằm làm tổn thương người khác, chính bản thân mình hoặc các vật thể xung quanh một cách có chủ đích mặc dù có đạt được hay không [1, 4, 5]. Tuy nhiên, về thuật ngữ, hành vi gây hấn lại không đồng nhất với bạo lực. Hành vi bạo lực là hậu quả của hành động thì hành vi gây hấn lại là bản chất của hành động [1]. Về mức độ gây hấn, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức và cộng sự Bạo lực học đường là vấn nạn trong xã hội hiện nay, diễn ra dưới nhiều hình thức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.