TAILIEUCHUNG - Giải mã phức cảm Oedipe – Médée từ lý thuyết phân tâm học

“Oedipe làm vua” của Sophocles và “Médée” của Euripide là những vở kịch lớn của nhân loại có sức sống vượt qua mọi lực cản của thời gian. Oedipe không chỉ là mặc cảm tội lỗi mà còn là quá trình khám phá nguyên nhân và hậu quả của tội lỗi. Médée cũng không phải đơn giản là lòng ghen tuông mù quáng dẫn đến bi kịch thảm khốc mà còn là động lực từ tầng sâu vô thức thúc đẩy con người đi đến những hành động đó. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) GIẢI MÃ PHỨC CẢM OEDIPE – MÉDÉE TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC Đậu Tuấn Ngọc Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế Email: dautuanngoc@ TÓM TẮT Đời sống tâm lý của con người gồm hai phần: ý thức và vô thức. Sáng tạo văn học nghệ thuật, theo các nhà phân tâm là sự thăng hoa ẩn ức trong vô thức. “Oedipe làm vua” của Sophocles và “Médée” của Euripide là những vở kịch lớn của nhân loại có sức sống vượt qua mọi lực cản của thời gian. Có được thành công đó là bởi các tác giả đã khám phá tầng sâu vô thức của con người. Oedipe không chỉ là mặc cảm tội lỗi mà còn là quá trình khám phá nguyên nhân và hậu quả của tội lỗi. Médée cũng không phải đơn giản là lòng ghen tuông mù quáng dẫn đến bi kịch thảm khốc mà còn là động lực từ tầng sâu vô thức thúc đẩy con người đi đến những hành động đó? Và quan trọng nhất là thông điệp của nhà văn Cổ đại gửi con người hiện đại. Từ khóa: Bi kịch Cổ đại, Oedipe, Médée, mặc cảm tội lỗi, mẫu hệ, vô thức, Sigmund Freud, Karl Gustave Jung, phân tâm học. 1. Con người là chủ thể, đồng thời là đối tượng tìm hiểu, khám phá của rất nhiều ngành khoa học; nhưng có thể mãi mãi, con người vẫn là một ẩn số hấp dẫn và bí mật. Khoa học nghiên cứu con người ra đời, phát triển và song hành cùng nhân loại nhưng chưa bao giờ có đầy đủ đáp số về con người. Dường như mỗi lúc con người tự ý thức và khám phá được phần khuất lấp, thì đó cũng chưa phải là kết thúc, ngược lại kết quả ấy lại là điểm khởi đầu cho một quá trình tiếp theo đầy bí ẩn và thách thức hơn. Phân tâm học của Sigmund Freud (1856-1939) và tâm phân học của Karl Gustave Jung (1875-1961) là những học thuyết mới mẻ đồng thời là những công cụ tân tiến có giá trị như một cuộc cách mạng trong đời sống tâm lý của con người. Từ ngày những học thuyết này xuất hiện, con người chợt ngộ ra một điều “có tồn tại một thế giới vô thức trong tâm linh của con người”, hơn thế nữa “bản năng và dục vọng bị dồn nén sẽ chuyển dần vào .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.