TAILIEUCHUNG - Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Bài viết tập trung nghiên cứu những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, sự tác động của chính sách này đối với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và tìm hướng hoàn thiện chính sách khoán. | Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí 44 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Phạm Thị Hiền Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên Tóm tắt: Chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay chưa giúp quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí dành cho thực hiện các đề tài, dự án, chưa tạo ra hành lang thông thoáng cho các nhà khoa học, do đó chưa thực sự thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Bài viết đi vào nghiên cứu những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, sự tác động của chính sách này đối với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và tìm hướng hoàn thiện chính sách khoán. Từ khóa: Chính sách khoán kinh phí; Nhiệm vụ KH&CN. Mã số: 13082601 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước . Một số khái niệm - Nhiệm vụ KH&CN là những vấn đề KH&CN cần được giải quyết, được tổ chức thực hiện dưới hình thức đề tài, dự án, chương trình KH&CN, mỗi hình thức có mục đích khác nhau. - Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu và triển khai: Trong mọi trường hợp, sản phẩm của hoạt động nghiên cứu và triển khai là thông tin, bất kể đó là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay là KH&CN. - Chính sách KH&CN là một tập hợp các biện pháp mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý (các tổ chức KH&CN) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định. - Chính sách khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án là một trong những loại chính sách KH&CN. Vì vậy, nó là biện pháp mà các nhà quản lý KH&CN xây dựng và sử dụng để làm công cụ quản lý các đề tài, dự án. JSTPM Tập 2, Số 2, 2013 - 45 Khoán kinh phí: Trong bài báo này chỉ đề cập đến khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án. Vì thế, khái niệm khoán kinh phí được hiểu như sau: là việc các cơ quan quản lý giao cho các chủ nhiệm đề tài, dự án một khoản .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.