TAILIEUCHUNG - Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - Hoàng Quang Thành
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Hoàng Quang Thành, Nguyễn Đình Phúc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới. Nghiên cứu điều tra 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã trọng điểm gồm Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ điều tra. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo hình thức nuôi tôm của các hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện hiện nay để đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên đầu tư nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, tập trung nuôi ở thời vụ chính bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 5 trong năm (vụ 1) và chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thêm thức ăn tươi. 1. Đặt vấn đề Vốn có nhiều tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phát triển mạnh, với diện tích nuôi tôm từ ha năm 2008 tăng lên ha năm 2010, nâng sản lượng tôm nuôi từ 580 tấn lên đến tấn năm 2010 với hai hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh, tổng số hộ tham gia nuôi tôm lên đến 1073 hộ, năng suất bình quân hằng năm đạt từ 3,7- 4,5 tấn/ha [1], góp phần quan trọng trong việc xóa thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm tôm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, do phát triển còn mang tính tự phát, đầu tư thâm canh .
đang nạp các trang xem trước