TAILIEUCHUNG - Câu điều kiện tiếng Việt và cái cho sẵn

Trong Việt ngữ học, có một số tác giả đã áp dụng cách lưỡng phân cũ – mới để xem xét khả năng phân đoạn thực tại của cấu trúc câu tiếng Việt, nhưng nhìn chung việc nghiên cứu cấu trúc thông báo của từng kiểu loại phát ngôn cụ thể vẫn còn sơ lược. Riêng câu điều kiện, trên thế giới đã có nhiều công trình đề cập dưới góc độ cấu trúc thông báo như các công trình của John Haiman, Eun Ju Noh, Sweetser, Akatsuka Các tác giả tập trung nghiên cứu M1 (mệnh đề hay tiểu cú đứng trước) với tư cách là cái cho sẵn trong câu điều kiện. Bài viết vận dụng khái niệm “cái cho sẵn” để phân tích và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của M1 “cho sẵn” vốn cũng rất phổ biến trong các phát ngôn điều kiện tiếng Việt. | CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT VÀ CÁI CHO SẴN1 Lê Thị Minh Hằng Bên cạnh sự phân đoạn câu về mặt ngữ pháp, thường được miêu tả bằng lý thuyết thành phần câu, mấy chục năm gần đây các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự phân đoạn câu theo quan điểm thông tin thực tại hay quan điểm thông báo. Trong Việt ngữ học, cũng đã có một số tác giả đã áp dụng cách lưỡng phân cũ – mới để xem xét khả năng phân đoạn thực tại của cấu trúc câu tiếng Việt, nhưng nhìn chung việc nghiên cứu cấu trúc thông báo của từng kiểu loại phát ngôn cụ thể vẫn còn sơ lược. Riêng câu điều kiện, trên thế giới đã có nhiều công trình đề cập dưới góc độ cấu trúc thông báo như các công trình của John Haiman, Eun Ju Noh, Sweetser, Akatsuka Ở các công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu M1 (mệnh đề hay tiểu cú đứng trước) với tư cách là cái cho sẵn trong câu điều kiện. Bài viết này vận dụng khái niệm “cái cho sẵn” để phân tích và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của M1 “cho sẵn” vốn cũng rất phổ biến trong các phát ngôn điều kiện tiếng Việt. 1. Thế nào là cái cho sẵn? Cái cho sẵn (givenness) là một thuật ngữ được các nhà ngữ học sử dụng khi phân tích câu dưới góc độ thông báo (thường được gọi là phân tích câu theo quan điểm phân đoạn thực tại hay quan điểm thông báo). Theo V. Mathesius và nhiều nhà ngữ học khác của trường Praha, nếu xét câu trong mối quan hệ với thông tin (cái mà người nói định truyền đạt và người nghe muốn tiếp nhận), cấu trúc câu được chia thành hai phần là đề (theme, topic) và thuyết (rheme, comment) trong đó đề biểu thị thông tin cũ hay cái cho sẵn, còn thuyết biểu thị thông tin mới hay cái mới. Hay nói rõ hơn cái cho sẵn là phần thông tin mà cả người nói lẫn người nghe đều biết, đối lập với cái mới là phần thông tin người nói có chủ ý muốn truyền đạt, phần thông tin này người nghe chưa biết hoặc hiểu biết của người nói lẫn người nghe không có sự thống nhất. Việc phân biệt cái cho sẵn và cái mới rất quan trọng trong việc hiểu phát ngôn. Nó nói lên rằng sự hợp tác giữa người nói và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.