TAILIEUCHUNG - Bàn thêm về thời điểm người chăm ở Việt Nam theo Islam giáo

Người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo vào thời điểm nào cho đến nay vẫn còn khoảng trống cần được bổ sung. Trên cơ sở sử dụng phương pháp sử học tôn giáo, phương pháp hệ thống luận, bài viết góp phần xác định thời điểm người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 – 2014 91 NGUYỄN BÌNH* BÀN THÊM VỀ THỜI ĐIỂM NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM THEO ISLAM GIÁO Tóm tắt: Người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo vào thời điểm nào cho đến nay vẫn còn khoảng trống cần được bổ sung. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã coi Champa là một vương quốc thống nhất về tổ chức hành chính và chưa có nhiều liên hệ với bối cảnh khu vực. Về mặt tôn giáo, rõ ràng Ấn Độ giáo chiếm ưu thế trong đời sống tôn giáo người Chăm. Chính vì thế, thời điểm và nguyên nhân một bộ phận người Chăm theo Islam giáo trở nên khó hiểu. Trên cơ sở sử dụng phương pháp sử học tôn giáo, phương pháp hệ thống luận, bài viết góp phần xác định thời điểm người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo. Từ khóa: Ấn Độ giáo, Islam giáo, người Chăm. 1. Đặt vấn đề Xác định thời điểm người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Đây là vấn đề khó có câu trả lời chính xác,vì trong tình trạng tư liệu chung ở các nước Đông Nam Á hải đảo như Indonesia và Malaysia, các bằng chứng hoặc các sự kiện liên quan đến lịch sử du nhập Islam giáo vào người Chăm ở Việt Nam rất ít và rời rạc, ngoại trừ hai tấm bia được phát hiện ở Miền Trung Việt Nam cho thấy có một cộng đồng Islam giáo sinh sống ở đây. Những thông tin đó không đủ để hình dung về sự du nhập Islam giáo vào người Chăm, hay nói cách khác là sự cải theo Islam giáo của người Chăm. Mặt khác, các công trình đề cập đến thời điểm người Chăm theo Islam giáo chưa theo cách tiếp cận hệ thống, tách khỏi bối cảnh của Islam giáo ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. Trên cơ sở sử dụng phương pháp sử học tôn giáo, tiếp cận hệ thống luận, cùng với những dữ liệu đã có, bài viết này tìm hiểu thời điểm người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cải theo Islam giáo đặt trong bối cảnh * ThS., nghiên cứu sinh Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014 kinh tế, xã hội (trong đó có tôn giáo) khu vực Đông Nam Á hải đảo và Panduranga xưa (Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay). 2. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.