TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề về đối thoại liên tôn giáo
Bài viết nêu những quan điểm cơ bản về đối thoại liên tôn giáo, khái quát lịch sử quá trình hình thành và phát triển của hoạt động đối thoại liên tôn giáo và tìm hiểu một số hình thức đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. . | Một số vấn đề về đối thoại liên tôn giáo Đào Đình Thưởng(*) Tóm tắt: Bài viết nêu những quan điểm cơ bản về đối thoại liên tôn giáo, khái quát lịch sử quá trình hình thành và phát triển của hoạt động đối thoại liên tôn giáo và tìm hiểu một số hình thức đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Từ đó xem xét vai trò, vấn đề đặt ra đối với đối thoại liên tôn giáo trong thời gian tới và bước đầu đề xuất một số khuyến nghị để thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo vì mục đích xây dựng sự thông hiểu, tôn trọng lẫn nhau vì hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Từ khóa: Tôn giáo, Đối thoại, Đối thoại liên tôn giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Islam giáo Đối thoại liên tôn giáo là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động tương tác mang tính tích cực, xây dựng và hợp tác giữa những người thuộc về những truyền thống tôn giáo khác nhau, ở mức độ cá nhân cũng như ở tầm vóc của các định chế có tổ chức. Việc đối thoại này nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người có niềm tin khác nhau để có thể chấp nhận nhau, chứ không phải để cố gắng xây dựng một niềm tin mới thống nhất cho mọi người (Quách Tâm, www. http://xuanbichvietnam.). Thực chất đối thoại liên tôn giáo là hoạt động hòa giải giữa những nhóm người theo các niềm tin tôn giáo khác nhau đã từng có hận thù với nhau trong quá khứ.(*) 1. Lịch sử đối thoại liên tôn giáo Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đối thoại giữa các tôn giáo có từ khi (*) TS., Viện Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: thuongdhgtvt@ xuất hiện các tôn giáo, vì sự khác biệt niềm tin đã và vẫn đang là một trong những nguyên nhân gây nên tranh chấp giữa loài người với nhau. Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới trí thức phương Tây đã đề xuất các cuộc đối thoại về chính trị, tư tưởng, tôn giáo. Nhất là những nhà trí thức Ki Tô giáo, họ đã nhận thấy những giá trị của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo, , từ đó hình thành nên cao trào đối thoại với phương Đông của các nhà trí thức tôn giáo phương .
đang nạp các trang xem trước