TAILIEUCHUNG - Về đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay

Bài viết về đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay trình bày những quan điểm cơ bản về đối thoại liên tôn giáo, khái quát lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của hoạt động đối thoại liên tôn giáo và tìm hiểu một số hình thức đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 3 ĐÀO ĐÌNH THƯỞNG* VỀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Tóm tắt: Bài viết nêu những quan điểm cơ bản về đối thoại liên tôn giáo, khái quát lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của hoạt động đối thoại liên tôn giáo và tìm hiểu một số hình thức đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Từ đó xem xét vai trò, vấn đề đặt ra đối với đối thoại liên tôn giáo trong thời gian tới và bước đầu đề xuất một số khuyến nghị để thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo vì mục đích xây dựng sự thông hiểu, tôn trọng lẫn nhau vì hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Từ khóa: Đối thoại, liên tôn giáo. 1. Khái niệm đối thoại liên tôn giáo Đối thoại nói chung và đối thoại tôn giáo nói riêng là một khẩu hiệu chính trị có tiếng vang rộng lớn trong thế kỷ XX và vọng sang cả thế kỷ XXI. Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới trí thức Phương Tây đã đề xuất các cuộc đối thoại về chính trị, tư tưởng, tôn giáo. Nhất là những nhà trí thức Kitô giáo đã nhận thấy những giá trị của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Khổng giáo, hình thành cao trào đối thoại với Phương Đông1 của các nhà trí thức tôn giáo Phương Tây. Tuy nhiên, từ những năm 1960 trở đi, sự phân liệt, đối kháng về ý thức hệ do Chiến tranh Lạnh mang lại nên các cuộc đối thoại tôn giáo đã không diễn ra thường xuyên như mong muốn của các bên. Phải đến tháng 2/1989, cơ quan Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Viện Văn hóa của Đức cùng tổ chức ở Paris một cuộc hội thảo về đề tài Các tôn giáo trên địa cầu và vấn đề nhân quyền. Nhân dịp đó, nhà thần học Công giáo người Thụy Sỹ là giáo sư Hans Küng trình bày bài thuyết trình, trong đó có câu: “Sẽ không có hòa bình giữa các quốc gia nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Sẽ không có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo”. Từ khi có bài diễn văn quan trọng trên, vấn đề đối thoại liên tôn giáo được các nhà nghiên cứu về tôn giáo đặc biệt quan tâm và cũng từ đó đối thoại liên tôn giáo có bước phát triển mới. * TS., .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.