TAILIEUCHUNG - Đôi nét về “nữ nhân viên công sở” ở Nhật Bản (từ thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa), liên hệ với thực tiễn hiện nay

Bài viết phân tích bối cảnh ra đời, phân loại, đặc trưng của tầng lớp “nữ nhân viên công sở” ở Nhật Bản (từ giai đoạn xuất hiện ở thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa), đặc biệt nhấn mạnh ở mối liên quan với yếu tố gia đình. | Đôi nét về “nữ nhân viên công sở” ở Nhật Bản (từ thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa), liên hệ với thực tiễn hiện nay Dương Thu Hà(*) Tóm tắt: Bài viết phân tích bối cảnh ra đời, phân loại, đặc trưng của tầng lớp “nữ nhân viên công sở” ở Nhật Bản (từ giai đoạn xuất hiện ở thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa), đặc biệt nhấn mạnh ở mối liên quan với yếu tố gia đình. Khác với “nữ nhân viên công sở truyền thống” bị phê phán là theo đuổi sự nghiệp làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, “nữ nhân viên công sở hiện đại” lại khéo léo biến công việc thành cơ hội tìm kiếm đối tượng kết hôn và xây dựng cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, dù với nhóm nào và ở thời kỳ nào thì gia đình vẫn là yếu tố chi phối nhận thức về vai trò của công việc trong đời sống của người phụ nữ Nhật Bản. Điều này có sự liên hệ chặt chẽ với thực trạng phụ nữ nghỉ việc sau kết hôn để trở thành người nội trợ chuyên nghiệp và xu hướng kết hôn muộn, không kết hôn của phụ nữ Nhật Bản hiện nay. Từ khoá: Nữ nhân viên công sở, Gia đình, Sự nghiệp, Phụ nữ Nhật Bản “Nữ nhân viên công sở” trong tiếng Nhật gọi là Shokugyō fūjin. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn từ thời kỳ Taisho (19121926)(*)đến đầu thời kỳ Showa (khoảng năm 1940) để chỉ những phụ nữ làm các công việc như: hành chính, y tá, đánh máy. trong khi chỉ có rất ít phụ nữ làm việc ngoài xã hội(**). Do ảnh hưởng của Khổng giáo và Phật giáo, đến trước thời (*) ThS., Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: duongthuha1986@ (**) Cụm từ Shokugyō fūjin được đưa vào Từ điển từ mới (Hattori Yoshika/ Uehara Rorou biên soạn) xuất bản năm 1918. Dẫn theo: Đại từ điển quốc ngữ Nhật Bản, Shogakukan, 2001, tập 7. kỳ cận đại, xã hội Nhật Bản vẫn là một xã hội gia trưởng và người phụ nữ chỉ thực hiện vai trò nội trợ trong gia đình. Vì thế, quan niệm Ryōsai kenbo nhằm giáo dục phụ nữ trở thành người “vợ đảm mẹ hiền” luôn được coi là quan niệm giáo dục chủ đạo đối với phụ nữ Nhật

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.