TAILIEUCHUNG - Dấu ấn Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Đinh Hùng
Bài viết Dấu ấn Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Đinh Hùng trình bày: Thơ Đinh Hùng đã đi trọn hành trình thơ tượng trưng. Bằng cái nhìn “thấu thị” và tương ứng cảm quan, nhà thơ đã kiến tạo nên một thế giới thi ca dị biệt, kết liên đường dây giao cảm giữa con người và vũ trụ, thực tại và mộng ảo, hữu hạn và vô cùng, hiện tại và quá khứ,. | DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ ĐINH HÙNG HỒ VĂN QUỐC Trường Đại học Dân lập Phú Xuân, Huế Tóm tắt: Thơ Đinh Hùng đã đi trọn hành trình thơ tượng trưng. Bằng cái nhìn “thấu thị” và tương ứng cảm quan, nhà thơ đã kiến tạo nên một thế giới thi ca dị biệt, kết liên đường dây giao cảm giữa con người và vũ trụ, thực tại và mộng ảo, hữu hạn và vô cùng, hiện tại và quá khứ. Tất cả phải hư lên vì thực. Để đạt được điều này, Đinh Hùng sáng tạo ra những biểu tượng tươi mới, độc đáo mang ý nghĩa tượng trưng cho cái Đẹp, Tình Yêu và Sự Sống bất tử ở cõi địa ngục và địa đàng. Bên cạnh đó, âm nhạc và ngôn ngữ tượng trưng cũng góp phần đưa thơ Đinh Hùng đạt đến tính chất của vô biên, đồng thời giúp người thơ tìm thấy bản lai diện mục của mình, tìm ra những hệ quả hiện thực đầy bí ẩn, tươi nguyên của thế giới và tâm hồn con người. MỞ ĐẦU Bằng một cuộc cách mạng, Thơ mới (1932-1945) đã đi vào quỹ đạo hiện đại, làm thay đổi sắc diện cả một nền thơ ca truyền thống. Chưa bao giờ, người ta thấy nở rộ nhiều khuynh hướng, trường phái thơ như lúc này. Đặc biệt, từ sau năm 1936, khi “ảnh hưởng của thơ Pháp lại thấm thêm một tầng nữa” – “tầng” chủ nghĩa tượng trưng – Thơ mới càng chứng tỏ ưu thế của mình trong việc khám phá thế giới, cuộc sống và con người hiện đại ở một chiều kích mới: vô biên, bí ẩn, linh động và huyền nhiệm. Trong xu hướng đó, Thơ mới lại tiếp tục “trình chánh giữa làng thơ” một bản đại hoà tấu mang phong cách hiện đại. Trong đó, mỗi thi sĩ mang một chủ âm riêng: Xuân Diệu thiết tha với khúc hát yêu đương, ham sống đến cuồng nhiệt; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên mê man với những thanh âm kinh dị mà có sức ám ảnh lạ thường; Bích Khê thắp sáng thế giới tâm linh bằng nhạc, lệ và hoa; Vũ Hoàng Chương ngả nghiêng trong men khói với “điệu kèn biếc quay cuồng”. Và trước lúc bản hoà tấu kết thúc, Đinh Hùng bỗng xuất hiện và ngân lên những giai điệu “man rợ”, “mê hồn” bởi một thế giới thi ca dị biệt được kiến tạo từ những giấc “chiêm bao thần bí” in đậm dấu ấn chủ nghĩa .
đang nạp các trang xem trước