TAILIEUCHUNG - Vấn đề ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số trong giáo dục phổ thông (Trường hợp học sinh người M’Nông, tỉnh Đăk Nông)
Bài viết cho thấy giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc ít người nói chung và dân tộc M’nông, một tộc người bản địa đông đảo ở Tây Nguyên, còn gặp nhiều khó khăn do các rào cản ngôn ngữ. | 38 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (TRƯỜNG HỢP HỌC SINH NGƯỜI M’NÔNG, TỈNH ĐĂK NÔNG) NGUYỄN CÔNG ĐỨC NGUYỄN VĂN LẬP Sự phát triển bền vững của một cộng đồng, một địa phương luôn gắn liền với trình độ dân trí, và do vậy phụ thuộc trước hết vào chất lượng của giáo dục phổ thông và đặc biệt là ở cấp tiểu học. Bài viết cho thấy giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc ít người nói chung và dân tộc M’nông, một tộc người bản địa đông đảo ở Tây Nguyên, còn gặp nhiều khó khăn do các rào cản ngôn ngữ. Vượt qua các rào cản này trên cơ sở xây dựng và sử dụng các tài liệu dạy và học bằng tiếng M’nông một cách hiệu quả, cùng với tiếng Việt, là một yếu tố quan trọng để nâng cao tri thức của thanh thiếu niên tộc người M’nông và sự phát triển bền vững của cộng đồng này, vùng đất này. 1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ Cho đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nói chung và đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số nói Nguyễn Công Đức. Phó giáo sư, tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Lập. Trường Đại học Quy Nhơn. riêng. Trong đó Chương trình 135 đã huy động những nguồn lực lớn đầu tư trực tiếp vào các địa bàn có dân tộc ít người sinh sống, và tạo ra nhiều tác động rõ rệt nhất. Hiện nay Chương trình 135 đang được triển khai giai đoạn 3 nhằm phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo tại các xã, thôn, buôn làng đặc biệt khó khăn, và đã đem lại một số thành quả khích lệ đối với nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Dù được đánh giá là có tác động tích cực, vẫn còn nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra, mà nếu NGUYỄN CÔNG ĐỨC - NGUYỄN VĂN LẬP – VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH không được giải quyết một cách căn cơ, toàn diện, thì chưa hẳn có thể bảo lưu được một số kết quả ban đầu .
đang nạp các trang xem trước