TAILIEUCHUNG - Vai trò của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá vai trò của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng. Nghiên cứu tiến cứu mô tả 187 trường hợp sỏi niệu quản đoạn lưng được thực hiện tại Bệnh Viện Bình Dân trong thời gian từ đầu tháng 12/2009 đến cuối tháng 10/2010. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN LƯNG Trà Anh Duy*, Vũ Lê Chuyên*, Vĩnh Tuấn*, Nguyễn Văn Ân*, Nguyễn Tiến Đệ*, Lê Văn Hiếu Nhân*, Lương Minh Tùng* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá vai trò của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả 187 trường hợp sỏi niệu quản đoạn lưng được thực hiện tại Bệnh Viện Bình Dân trong thời gian từ đầu tháng 12/2009 đến cuối tháng 10/2010. Chúng tôi đánh giá và so sánh sự tương quan giữa các yếu tố vị trí sỏi, gánh nặng sỏi, bề mặt sỏi, độ cản quang của sỏi, độ ứ nước thận, độ tắc nghẽn niệu quản, sự phóng thích vi khuẩn ảnh hưởng lên kết quả của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng. Xác định tỉ lệ thành công chung và tỉ lệ các biến chứng của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng. Kết quả: Tỉ lệ thành công chung sau 1 lần tán 65,8%, 2 lần tán 81,3%, 3 lần tán là 86,1%. Tỉ lệ thành công dựa vào các yếu tố: gánh nặng sỏi (10mm: 77,8%), độ cản quang (mạnh: 75,0%, trung bình 86,4%, yếu 90,5%), độ ứ nước thận (độ 1: 91,1%, độ 2: 74,55%, độ 3: 60,0%), tắc nghẽn niệu quản (không hoàn toàn: 91,4%, hoàn toàn: 79,3%), vị trí sỏi (L2-L3: 86,5%, L3-L4: 86,6%, L4L5 77,8%), bề mặt sỏi (trơn láng: 85,6%, không trơn láng: 86,7%), mật độ cản quang(đồng nhất: 87,6%, không đồng nhất: 84,4%), sự phóng thích vi khuẩn sau tán sỏi với tỉ lệ cấy nước tiểu dương tính sau tán sỏi ngoài cơ thể là 13,5% (19/141 trường hợp cấy nước tiểu). Các biến chứng sau tán sỏi bao gồm: tắc nghẽn niệu quản do sỏi vụn (2,1%), cơn đau quặn thận (4,3%), sốt (3,7%), tiểu máu đại thể kéo dài (2,1%). Diễn biến sau tán sỏi với tỉ lệ tiểu máu đại thể thoáng qua là 81,8%. Kết luận: chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng nên là lựa chọn .
đang nạp các trang xem trước