TAILIEUCHUNG - Đóng góp của Phan Khôi cho quá trình hiện đại hóa văn học quốc ngữ trên báo chí Sài Gòn những năm nửa đầu thế kỷ XX

Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí quốc ngữ đã đem lại một diện mạo mới cho văn học và cũng thông qua báo chí các thể loại văn học chịu ảnh hưởng của phương Tây (đặc biệt là Pháp) được hình thành, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc trong buổi giao thời. Phan Khôi cũng là một hiện tượng mang đặc điểm này. | ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI CHO QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC QUỐC NGỮ TRÊN BÁO CHÍ SÀI GÒN NHỮNG NĂM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX HOÀNG THỊ HƯỜNG Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng ĐT: 0914 010 005, Email: hoanghuongvn@ Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí quốc ngữ đã đem lại một diện mạo mới cho văn học và cũng thông qua báo chí các thể loại văn học chịu ảnh hưởng của phương Tây (đặc biệt là Pháp) được hình thành, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc trong buổi giao thời. Phan Khôi cũng là một hiện tượng mang đặc điểm này. Trong cảnh quan đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam vào những năm nửa đầu thế kỷ XX, Phan Khôi xứng đáng được xem là người khai sáng với những đóng góp trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau như văn hóa, văn học, báo chí, phê bình, dịch thuật., đặc biệt là thời gian ông làm báo ở Sài Gòn, gắn với: Đông Pháp thời báo (1928), Thần chung (1929-1930), Phụ nữ Tân văn (1929-1933), Trung lập (1930-1933). Từ khóa: Phan Khôi, chữ quốc ngữ, báo chí Sài Gòn, phát triển, phổ biến 1. MỞ ĐẦU Hiện đại hóa văn học Việt Nam là một quá trình, trong đó 1930 -1940 là giai đoạn định hình tư tưởng và cách viết. Thơ mới, văn chương Tự lực văn đoàn là những biểu hiện cụ thể của thành tựu đổi mới theo hướng hiện đại. Tuy nhiên để chuẩn bị cho kết quả này rất cần những lực lượng trí thức có tâm huyết với đổi mới, đặt nền móng, tạo cú hích và Phan Khôi đã là một trong những người đóng vai trò ấy. Mặc dù hiện đại hóa mang đặc điểm của một quá trình có tính toàn cầu, nhưng ở Việt Nam, hiện đại hóa lại là sản phẩm của quá trình thực dân hóa các khu vực thuộc địa, nghĩa là có nét “vùng”. Về phương diện văn học, báo chí Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng. Văn học quốc ngữ ra đời và phát triển là nhờ báo chí và báo chí cũng là phương tiện duy nhất lúc bấy giờ để nhà văn phổ biến trong dân chúng nền văn học mới với những tư tưởng, học thuyết Tây Phương 1. Do đó, ở Việt Nam, “muốn nghiên cứu văn học hiện đại, ta nên xem qua lịch sử báo chí. Các nhà

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.