TAILIEUCHUNG - Từ lí thuyết mĩ học tiếp nhận, nhìn lại những bàn luận về “người đọc” nửa đầu thế kỉ XX

Bài báo này trở lại với những ý kiến, những cuộc tranh luận văn học từng diễn ra vào nửa đầu thế kỉ XX nhằm xác lập những tiền đề lí luận của lí thuyết tiếp nhận. Đã đến lúc không chỉ cần khẳng định sự quan tâm đúng mức của giới phê bình lí luận Việt Nam về phạm trù người đọc trong nửa đầu thế kỉ XX, mà còn cần thấy được sự vận động của lí luận về người đọc trong sự vận động chung của lí luận văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay. | TỪ LÍ THUYẾT MĨ HỌC TIẾP NHẬN, NHÌN LẠI NHỮNG BÀN LUẬN VỀ “NGƯỜI ĐỌC” NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX THÁI PHAN VÀNG ANH Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trước thế kỉ XX, Việt Nam hầu như không có lí thuyết về văn học. Lí luận văn học Việt Nam về cơ bản chỉ dừng lại ở những quan niệm, những bàn luận về văn chương. Nhưng ngay cả trong những luận bàn văn chương, các ý kiến về người đọc cũng không được chú ý. Mãi đến thế kỉ XX, tiếp thu lí luận phương Tây hiện đại, nền lí luận văn học cách mạng Việt Nam mới dần được hình thành. Tuy vậy, lí luận văn học Việt Nam ở giai đoạn đầu chỉ mới quan tâm đến tác giả và tác phẩm. Phải từ sau 1986, lí thuyết về tiếp nhận văn học mới thật sự được chú ý. Với mục đích nhận diện rõ các vấn đề liên quan đến người đọc trong thời kì đầu của lí luận Việt Nam, bài báo này trở lại với những ý kiến, những cuộc tranh luận văn học từng diễn ra vào nửa đầu thế kỉ XX nhằm xác lập những tiền đề lí luận của lí thuyết tiếp nhận. Đã đến lúc không chỉ cần khẳng định sự quan tâm đúng mức của giới phê bình lí luận Việt Nam về phạm trù người đọc trong nửa đầu thế kỉ XX, mà còn cần thấy được sự vận động của lí luận về người đọc trong sự vận động chung của lí luận văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay. Từ khóa: Mĩ học tiếp nhận, lí thuyết về người đọc, tranh luận văn học, người đọc, nửa đầu thế kỉ XX 1. MỞ ĐẦU Tranh luận luôn là cơ sở để tiếp cận và tiệm cận chân lí, ngay cả khi chân lí chỉ là một khái niệm có tính tương đối. Vì thế, dẫu có không xác định/khẳng định được chân lí, quá trình đối thoại, tranh luận tự nó đã bộc lộ khát vọng “thống nhất” các quan niệm, các cách hiểu khác biệt hòng chạm đến cái bản chất (dù đôi khi chỉ là cái được cho là đúng đắn nhất) của những vấn đề được đưa ra bàn luận. Tất nhiên, không phải cuộc tranh luận nào cũng ngã ngũ. Nhiều cuộc tranh luận còn khép lại bằng những cuộc tranh luận mới, sôi nổi hơn, đa chiều hơn. khó có hồi kết hơn. Xuất phát từ bản chất của sự tranh luận, chúng tôi xem các ý kiến, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.