TAILIEUCHUNG - Quan hệ biện chứng giữa văn minh và văn hóa trong thời kỳ hội nhập

Thực chất, quá trình văn minh hóa không chỉ giản đơn là quá trình phát triển kinh tế và công nghệ hóa đơn thuần, mà còn phải phát xuất từ một thể chế chính trị - xã hội nhất định, từ các giá trị định hướng và các "khuôn mẫu văn hóa" cổ truyền - “Cổ mẫu” (Archetypes) đang chìm sâu trong nền văn hóa truyền thống, cùng với những yếu tố tâm lý và tính cách dân tộc. Đó cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa văn minh và văn hóa trong thời kỳ hội nhập. | QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VĂN MINH VÀ VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP NGUYỄN VĂN HẬU Tóm tắt Trong thời đại ngày nay, xu hướng phát triển theo con đường văn minh hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành luồng sóng dữ dội, nhất là ở các nước thứ ba chậm phát triển. Con đường văn minh hoá - công nghiệp hoá và hiện đại hoá là con đường đúng đắn, cần phải thực hiện, nhằm phát triển đời sống xã hội. Song, vấn đề đặt ra là phát triển như thế nào để vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Thực chất, quá trình văn minh hoá không chỉ giản đơn là quá trình phát triển kinh tế và công nghệ hoá đơn thuần, mà còn phải phát xuất từ một thể chế chính trị - xã hội nhất định, từ các giá trị định hướng và các "khuôn mẫu văn hoá" cổ truyền - “Cổ mẫu” (Archetypes) đang chìm sâu trong nền văn hoá truyền thống, cùng với những yếu tố tâm lý và tính cách dân tộc. Đó cũnng chính là mối quan hệ biện chứng giữa văn minh và văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Văn minh và văn hoá là hai khái niệm thuộc phạm trù xã hội, nói lên mặt thành tựu trong quá trình phát minhvà sáng tạo của loài người. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau theo từng bước thăng trầm của lịch sử nhân loại. Hai khái niệm này, thực chất là có sự khác biệt về mặt nội dung lẫn hình thức biểu thị. Song, trong thực tế chúng vẫn được dùng lẫn lộn ngay trong các nhà khoa học. Có lúc, họ coi hai lĩnh vực này là một và cho rằng, văn hóa là cái có trước còn văn minh là cái có sau, là trình độ cao và là sự tiến hóa của văn hoá. Đôi khi, người ta lại chỉ dùng một cụm từ duy nhất để diễn đạt về chúng, như “văn minh vật chất và văn minh tinh thần” (Trung Quốc) hay “văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần” (Việt Nam và các nước khác), mà không có sự phân biệt rõ ràng về hai lĩnh vực này, do đó, đã tạo nên sự bất đồng trong khoa học và dẫn đến sự tranh cãi gay gắt ngay trong giới học thuật phương Tây cũng như phương Đông. Mặc dù, về phương diện “ngôn ngữ học” thìvăn hoá (Culture) và văn minh (Civilization) không phải là những từ đồng nghĩa,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.