TAILIEUCHUNG - Công bằng xã hội về kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam

Công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Ở đó, hàm chứa nhưng nội dung như: công bằng xã hội trong phân phối thu nhập; công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển; công bằng xã hội về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho quá trình đổi mới ở Việt Nam. | CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NGUYỄN VĂN HOÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ THỊ THU HÀ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Ở đó, hàm chứa nhưng nội dung như: công bằng xã hội trong phân phối thu nhập; công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển; công bằng xã hội về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho quá trình đổi mới ở Việt Nam. Theo đó, công bằng xã hội về kinh tế cũng là khâu đột phá của quá trình thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội về kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ khoá: Công bằng xã hội, công bằng xã hội về kinh tế, tăng trưởng kinh tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội không chỉ là mục tiêu mà còn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương diện, trong đó công bằng xã hội về kinh tế là phương diện cơ bản nhất. Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Công bằng xã hội về kinh tế có liên quan chặt chẽ với quá trình dân chủ hoá về kinh tế trong xã hội hiện nay. Công bằng xã hội về kinh tế là giá trị cơ bản trong các quan hệ kinh tế, tức là sự phù hợp tương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân, nhóm xã hội vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất. Vì thế, công bằng xã hội về kinh tế là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Hay nói cách khác, công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Nó được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội. 2. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.