TAILIEUCHUNG - Đặc điểm múi thứ sáu ở răng cối sữa thứ hai và răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới trên bộ răng người Việt
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu nghiên cứu sau: (1) xác định tỉ lệ các mức độ thể hiện đặc điểm múi thứ sáu trên m2 và M1 hàm dưới, (2) xác định mối tương quan về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 hàm dưới. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 ĐẶC ĐIỂM MÚI THỨ SÁU Ở RĂNG CỐI SỮA THỨ HAI VÀ RĂNG CỐI VĨNH VIỄN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI TRÊN BỘ RĂNG NGƯỜI VIỆT Huỳnh Kim Khang* TÓM TẮT Mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ các mức độ thể hiện đặc điểm múi thứ sáu trên m2 và M1 hàm dưới, (2) xác định mối tương quan về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 hàm dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm 3 đến 5 tuổi và 12 đến 14 tuổi của cùng cá thể (32 nam, 32 nữ). Đánh giá và phân loại đặc điểm múi thứ sáu theo Turner (1991). Kết quả: Ở bộ răng sữa, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0 cao (42,19%), kế đến là mức độ 1 (26,56%). Ở bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0 cao (45,31%), kế đến là mức độ 1 (23,44%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 (p>0,05). Đặc điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận ở mức trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6 (p0,05). Đặc điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận ở mức trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6 (). A medium significant possitve correlation for sixth cuspbetween dentitions were found. Key words: Sixth cusp (Entoconulid, c6) trait; the deciduous and permanent teeth; Mongoloid dental complex. và thân răng ở bộ răng sữa và bộ răng vĩnh ĐẶT VẤN ĐỀ viễn trên người (Dahlberg, 1963; Hanihara, Nhiều tác giả đã chú ý và đánh giá đặc 1970; Scott, 2000; Irish, 1997)(2,5,11,9). Các nhà điểm hình thái học bình thường của khớpcắn nhân chủng sử dụng tần số xuất hiện các đặc *: Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc: Huỳnh Kim Khang ĐT: 0913661568; 38 Email: kimkhanghuynh@ Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 điểm hình thái của cả răng sữa và răng vĩnh viễn để đánh giá mối tương quan giữa các dân tộc. Thông thường các kết quả nghiên cứu trên cộng đồng dựa trên hình thái tương đồng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn (Hanihara, 1970)(5). Nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả cho thấy RCS2 và RCVV1 .
đang nạp các trang xem trước