TAILIEUCHUNG - Giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục toàn diện là hoạt động giáo dục tổng thể, được tổ chức có kế hoạch, có mục đích nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, cần kết hợp chặt chẽ năm mặt giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động. Hệ thống lí luận về giáo dục toàn diện là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp giáo dục ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 1-3; 64 GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đặng Thị Mỹ Phương - Trịnh Huệ Mẫn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 29/03/2017; ngày sửa chữa: 10/04/2017; ngày duyệt đăng: 23/05/2017. Abstract: Comprehensive education is the overall and organised educational activity with aim to form and develop inclusively the personality for learners. To reach this goal, five aspects of education including morality, intelligence, physical health, aesthetic and labor must be combined in educating students. Also, theories on comprehensive education are considered as the scientific bases to propose solutions to develop holistic education for primary students in the context of fundamental and comprehensive education reform today. Keywords: Comprehensive, education, morality, intelligence, physical health, aesthetic, labor. phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2]. 2. Nội dung nghiên cứu . Lí luận về GD toàn diện cho học sinh (HS) Khái niệm “GD”. Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh: “GD (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà GD tới người được GD trong cơ quan GD, nhằm hình thành nhân cách cho họ. GD (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được GD, lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu” [3; tr 22]. Tác giả Phạm Viết Vượng lại cho rằng: “GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội, kinh nghiệm lịch sử của các thế hệ loài người, nhờ có GD mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển và tinh hoa văn hóa dân tộc nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” [4; tr 9]. Riêng tác giả Phan Thanh Long cho rằng: “GD là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.