TAILIEUCHUNG - Công tác xã hội trường học: Vấn đề cơ bản
Tài liệu trình bài lịch sử hình thành công tác xã hội trong trường học, khái niệm công tác xã hội trong trường học và vai trò của CTXH trong trường học. Mời các bạn tham khảo! | CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC: VẤN ĐỀ CƠ BẢN sử hình thành công tác xã hội trong trường học Theo các tài liệu đã được công bố năm 1871 Vương quốc Anh là nước đầu tiên trên thế giới triển khai các dịch vụ công tác xã hội vào trong hệ thống các trường học, trong đó các nhân viên công tác xã hội học đường có nhiệm vụ giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, giúp các em học sinh phát huy tối đa tiềm năng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập. Sau đó là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1906 trong nỗ lực hỗ trợ chương trình xóa mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển công tác xã hội học đường ở Thụy Điển năm 1950, các nước Canada, Autralia vào những năm 1940, các nước châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm 1960, New Zeland, Singgapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kong) vào thập kỉ 70, cho đến những năm 80 và 90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ả Rập Xê ut Như vậy, công tác xã hội trong trường học đã xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu ở các nước phương Tây có nền an sinh xã hội phát triển rồi lan rộng sang các nước châu Á, châu Úc. Tuy nhiên, đến nay, ngành công tác xã hội học đường phát triển hơn cả vẫn là ở Mỹ, mô hình công tác xã hội học đường ở Mỹ có thể gọi là nền móng vững chắc để phát triển ngành công tác xã hội học đường nói chung. Trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành công tác xã hội học đường ở Mỹ, để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về công tác xã hội học đường. a) Lịch sử công tác xã hội học đường/trường học ở Mỹ Lịch sử công tác xã hội học đường ở Mỹ bắt đầu từ hơn 100 năm trước. Đầu thập niên 1900, tại 3 thành phố lớn của Mỹ là Hathfod, Boston và New York, nhân viên phúc lợi xã hội của các cơ quan trong cộng đồng địa phương đã bắt đầu đến thăm trường học để hỗ trợ cho những trẻ em cần bảo hộ ở địa phương. Những nhân 1 viên này được gọi là ‘giáo viên thăm hỏi’ (visiting teacher) và đó chính là mô hình tiền thân để ngày nay nhân viên công tác xã hội học .
đang nạp các trang xem trước