TAILIEUCHUNG - Quan niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Bài viết nêu quan niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa truyề thống Việt Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân các bạn tham khảo! | QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VỚI TIẾP THU TINH HOA VĂN HÓA NHÂN LOẠI D¦¥NG PHó HIÖP* 1. Một số khái niệm. Bản thân lĩnh vực văn hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái niệm “bảo tồn văn hóa” với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo, bảo tồn văn hóa nông thôn Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn văn hóa là giữ gìn, lưu lại những giá trị văn hóa. Phát triển văn hóa là một yếu tố khách quan của sự vận động của lĩnh vực văn hóa nhằm đem tới sự biến đổi giá trị và hệ giá trị nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người. Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng. Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn. * . Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á 42 Quan niệm về mối quan hệ Giá trị là các tư tưởng bao quát được cùng nhau tin tưởng mạnh mẽ ở một nhóm người, một giai tầng, một dân tộc hoặc một thời đại về cái gì là đúng, sai, thiện, ác, xấu, tốt, hợp lý, không hợp lý. Ở Việt Nam, thường dùng thuật ngữ giá trị là để chỉ phẩm chất, phẩm giá, đức tính (giá trị đạo đức). Nhiều nhà khoa học Việt Nam quan niệm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.