TAILIEUCHUNG - Tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết "Tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long" có nội dung là khái quát về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và Cấu trúc “phum – sóc” Khmer đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn tham khảo! | TỔ CHỨC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÙI THỊ HỒNG LOAN* Khái quát về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long Với diện tích km2 bao gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong quá trình địa chất lâu dài, chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Mêkông, hệ thống sông rạch và kênh đào chằng chịt. Căn cứ vào điều kiện địa lý, môi sinh, lịch sử cư trú của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có thể cho thấy người Khmer tập trung ở ba vùng chính: vùng tỉnh Trà Vinh, ven biển tỉnh Sóc Trăng và vùng biên giới Châu Đốc kéo dài đến Kiên Giang. Một trong những đặc điểm phân bố dân cư của người Khmer là cư trú co cụm, mật độ dân số tăng nhanh và không đồng đều. Các loại hình cư trú: Cư trú trên đất giồng; Cư trú trên đất ruộng; Cư trú ven theo kênh và các con lạch nhỏ; Cư trú dọc theo trục lộ giao thông; Cư trú dạng vành khăn ven chân núi. Tuỳ theo những vùng môi sinh khác nhau mà có những hình thức cư trú khác nhau phù hợp với môi trường. Trong xã hội nông thôn truyền thống của người Khmer ngoài gia đình thì “phum” là đơn vị tổ chức nhỏ nhất, còn “sóc” là đơn vị xã hội hoàn chỉnh nhất. Như vậy, cấu trúc của xã hội nông thôn truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là gia đình “phum – sóc”. Do sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn với việc canh tác lúa nước là nghề chính, vì vậy đại đa số cư dân Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là nông dân. Quan hệ kinh tế chủ đạo giữa các thành viên thể hiện chủ yếu trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất, cơ bản là ruộng đất. Ở người Khmer của đồng bằng sông Cửu Long còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, * ThS. Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. 80 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 6/2010 nhưng chế độ sở hữu ruộng đất tư là hình thức chiếm ưu thế. Vì vậy, nhân tố tác động sâu sắc nhất tới cấu trúc và chức năng của “sóc” là sự tồn .
đang nạp các trang xem trước