TAILIEUCHUNG - Tính chủ động của nhà nước Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu các quốc gia chủ động và tích cực nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức. Nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhà nước đã xây dựng kế hoạch, lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp; tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế; chỉ đạo kết hợp tốt nội lực với ngoại lực; hoàn thiện hệ thống pháp luật theo chuẩn mực quốc tế. | Tính chủ động của Nhà nước Việt Nam. TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HOÀNG THỊ KIM OANH* Tóm tắt: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu các quốc gia chủ động và tích cực nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức. Nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhà nước đã xây dựng kế hoạch, lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp; tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế; chỉ đạo kết hợp tốt nội lực với ngoại lực; hoàn thiện hệ thống pháp luật theo chuẩn mực quốc tế. Nhờ đó Việt Nam là một trong những quốc gia gặt hái được nhiều thành tựu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Hội nhập kinh tế quốc tế, tính chủ động của nhà nước, Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan của kinh tế thế giới đương đại. Hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình nhất thể hoá nền kinh tế thế giới, xoá bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia và khu vực, là quá trình “hoá thân” một cách chủ động của mỗi nước, mỗi khu vực vào trong các thực thể khu vực và toàn cầu(1). Đó là quá trình các quốc gia chủ động, tự nguyện tiến hành mở cửa để gắn kết nền kinh tế với khu vực và toàn cầu theo những mục tiêu, định hướng, phạm vi, cấp độ, lộ trình, phương thức khác nhau phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia; là quá trình các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, thúc đẩy tự do hoá thương mại, huy động và chia sẻ các nguồn lực cũng như các lợi ích, ký kết, tham gia, tuân thủ và góp phần xây dựng các định chế, thể chế kinh tế tài chính khu vực và quốc tế trên nguyên tắc tự do hoá, giảm thiểu khác biệt và không phân biệt đối xử vì mục tiêu .
đang nạp các trang xem trước