TAILIEUCHUNG - Phân hóa chủ động - tiếp cận mới trong dạy học phân hóa
Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, bài báo tập trung phân tích đặc điểm của những xu hướng nghiên cứu và ứng dụng DHPH hiện nay để từ đó chỉ ra biện pháp nhằm tăng tính chủ động của người học trong DHPH. Theo đó, dạy học phân hóa chủ động - một tiếp cận mới trong DHPH, sẽ là giải pháp hiệu quả với các câu hỏi trên. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 180-186 This paper is available online at DOI: PHÂN HÓA CHỦ ĐỘNG - TIẾP CẬN MỚI TRONG DẠY HỌC PHÂN HÓA Phạm Việt Quỳnh1, Nguyễn Văn Hiền2 1 Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học phân hóa (DHPH) đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong DHPH, người học có thực sự được chủ động với quá trình học tập của bản thân hay không? Làm thế nào để người học tăng được tính chủ động trong học tập phân hóa? Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, bài báo tập trung phân tích đặc điểm của những xu hướng nghiên cứu và ứng dụng DHPH hiện nay để từ đó chỉ ra biện pháp nhằm tăng tính chủ động của người học trong DHPH. Theo đó, dạy học phân hóa chủ động - một tiếp cận mới trong DHPH, sẽ là giải pháp hiệu quả với các câu hỏi trên. Từ khóa: Dạy học tích cực, dạy học phân hóa, phân hóa chủ động. 1. Mở đầu Dạy học phân hóa là một chiến lược dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, sở thích, nhu cầu, các điều kiện học tập nhằm tạo ra kết quả học tập tốt nhất, đảm bảo công bằng trong giáo dục (Tôn Thân, 2006) [8; tr. 14]. Nghĩa là, DHPH là một tiếp cận dạy học hướng đến lấy hoạt động học của người học làm trung tâm. Cũng đề cập tới vấn đề này, trong nghiên cứu của Tomlinson (2000), Coleman (2011); Guild (2001); Hall (2002); Sizer (1999); Strong và cộng sự (2001) đều nhấn mạnh cần lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập, có nghĩa là cần tích cực hóa hoạt động học tập của HS [14]. Do đó, hoạt động học tập (HĐHT) phải được thực hiện trên cơ sở khai thác tốt nhất tiềm năng vốn có của người học để phát triển chính họ. Bởi mỗi người học khi đến trường đều mang theo một loạt các nhu cầu học tập khác nhau bao gồm những ngữ cảnh về giáo dục, cá nhân, cộng đồng và mức độ .
đang nạp các trang xem trước