TAILIEUCHUNG - Đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần cân nhắc, điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu lương thực từ quy mô đến chất lượng; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân,. Nhà nước cần đảm bảo an ninh lương thực nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, thu nhập và đời sống của nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lương thực. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 10-16 Đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay Phạm Văn Dũng* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 2 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tóm tắt: Hiện nay, an ninh lương thực và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cần được đặt trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập bởi bối cảnh mới có tác động đa chiều tới vấn đề này. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, Nhà nước đã giải quyết tương đối thành công vấn đề an ninh lương thực, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và bất ổn. Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần cân nhắc, điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu lương thực từ quy mô đến chất lượng; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, Nhà nước cần đảm bảo an ninh lương thực nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, thu nhập và đời sống của nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lương thực. Từ khóa: An ninh lương thực, kinh tế thị trường, hội nhập, Việt Nam. Thứ nhất, kinh tế thị trường và hội nhập là điều kiện quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong cơ chế thị trường, mục tiêu của những người sản xuất và kinh doanh lương thực là lợi nhuận, và để đạt mục tiêu đó, họ phải quan tâm tới nhu cầu lương thực của người dân và tìm cách đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất. Do tác động của cạnh tranh, những người sản xuất và kinh doanh lương thực phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng lương thực. Đồng thời, trong nền kinh tế thị trường, lương thực được tự do trao đổi nên người dân có điều kiện tiếp cận với các loại lương thực phù hợp với nhu cầu của mình. Kinh tế thị trường còn làm cho năng suất, sản lượng lương thực tăng nhanh, thậm chí nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng dân số. Thứ hai, kinh tế thị trường và hội nhập làm nảy sinh nhiều nguy cơ mất an ninh lương thực. Giá cả lương thực lên xuống không chỉ .
đang nạp các trang xem trước