TAILIEUCHUNG - Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, qua đó khẳng định, nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp này, đồng thời, đề xuất một số giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM HÀ VĂN NAM* Tóm tắt: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, thời gian qua những đóng góp của các ngành công nghiệp hỗ trợ cho phát triển kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Để làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, qua đó khẳng định, nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp này, đồng thời, đề xuất một số giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai. Từ khóa: Công nghiệp phụ trợ, nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển nhân lực. Đặt vấn đề Sau khi Việt Nam thực hiện chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế, cùng với việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vai trò của công nghiệp hỗ trợ bắt đầu được nhắc đến. Tuy nhiên, cho đến nay, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam vẫn còn yếu. CNHT chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và một số ít các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, phần lớn cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao, nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các DNNN. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của Việt Nam là do nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu. Do vậy, muốn đẩy mạnh phát triển các ngành CNHT để gia tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp Việt Nam, một trong những vấn đề quan 26 trọng là phải tăng cường đầu tư, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành này. 1. Hiện trạng nhân lực của các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam(*) Ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam đã có những bước tiến bộ nhất định kể từ khi Việt Nam mở cửa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp có dấu hiệu đi xuống. Một trong những lý .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.