TAILIEUCHUNG - Chủ nghĩa nhân văn của triết học Mác

Trên cơ sở phân tích nội dung của chủ nghĩa nhân văn và dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn ở phương Tây, tác giả bài viết cho rằng, chủ nghĩa nhân văn là bản chất của triết học Mác; chủ nghĩa nhân văn của triết học Mác không những đoạn tuyệt với chủ nghĩa nhân văn của , mà còn biến chủ nghĩa nhân văn từ lý luận trừu tượng thành thực tiễn, nhằm cải tạo thế giới. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013 CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRỊNH VĂN TOÀN* Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích nội dung của chủ nghĩa nhân văn và dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn ở phương Tây, tác giả bài viết cho rằng, chủ nghĩa nhân văn là bản chất của triết học Mác; chủ nghĩa nhân văn của triết học Mác không những đoạn tuyệt với chủ nghĩa nhân văn của , mà còn biến chủ nghĩa nhân văn từ lý luận trừu tượng thành thực tiễn, nhằm cải tạo thế giới. Triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung sở dĩ có sức sống mạnh mẽ vì bản chất của nó là chủ nghĩa nhân văn. Từ khóa: Chủ nghĩa nhân văn, , tha hóa, tự do, chủ nghĩa xã hội không tưởng, triết học Mác, chủ nghĩa Mác. Mở đầu Một trong những đặc điểm quan trọng nhất và mang tính bản chất của triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung là chủ nghĩa nhân văn. Bởi vì, xét đến cùng, triết học Mác chỉ có một mục đích duy nhất là trở thành phương tiện hữu hiệu, nhằm giải phóng con người khỏi những lực lượng nô dịch con người. Chính và cũng đã khẳng định điều này trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” rằng: “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người, và ngược lại, tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mỗi người”(1). Khi nghiên cứu triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung, chúng ta phải làm sáng tỏ được bản chất nhân văn đó. Để bảo vệ chủ nghĩa Mác thì cần chỉ ra bản chất nhân văn của chủ nghĩa Mác; nhưng để làm rõ được bản chất nhân văn của chủ 50 nghĩa Mác thì chúng ta cần chỉ rõ mối liên hệ của chủ nghĩa nhân văn đó với truyền thống nhân văn chủ nghĩa phương Tây, mà cụ thể là chủ nghĩa nhân văn cận hiện đại, cũng như điểm mới mà đã đem lại cho chủ nghĩa nhân văn này.(*) 1. Khái quát về chủ nghĩa nhân văn Để hiểu được bản chất nhân văn của triết học Mác thì chúng ta cần phải khảo cứu và trình bày nó trong dòng chảy liên tục phát triển của chủ nghĩa nhân văn Châu Âu cận hiện .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.