TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu triết học " CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ VẤN ĐỀ MƯU CẦU HẠNH PHÚC CÁ NHÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TA HIỆN NAY "

Hạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học – cả phương Đông và phương Tây – về vấn đề quan trọng này. Từ đó, bài viết nêu lên quan điểm của chủ nghĩa Mác: phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính ảo tưởng, cực đoan; hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc cộng đồng; quan niệm về hạnh phúc phải được xem xét từ phương diện toàn diện và lịch. | CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ VẤN ĐỀ MƯU CẦU HẠNH PHÚC CÁ NHÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TA HIỆN NAY NGUYỄN TẤN HÙNG Hạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Từ đó bài viết nêu lên quan điểm của chủ nghĩa Mác phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính ảo tưởng cực đoan hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc cộng đồng quan niệm về hạnh phúc phải được xem xét từ phương diện toàn diện và lịch sử cụ thể vấn đề hạnh phúc liên quan chặt chẽ đến sự xác định và thực hiện lý tưởng sống của mỗi cá nhân . Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay. Trong cuộc sống của mỗi người ai cũng hướng tới mục đích mưu cầu hạnh phúc. Quyền được mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền con người đã được nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Độc lập của nước ta năm 1945. Đây không chỉ là vấn đề chính trị và đạo đức mà còn là một vấn đề triết học nó đã được đặt ra từ thời cổ đại và được tranh luận trong suốt lịch sử phát triển của triết học. Tìm hiểu cuộc tranh luận đó là việc làm cần thiết để có được những quan niệm đúng đắn về vấn đề này bởi lẽ đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc xác định lẽ sống cho mỗi người nhất là đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ở Ấn Độ cổ đại chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo đòi hỏi cá nhân người tu hành phải hy sinh những ham muốn dục vọng đời thường dấn thân vào việc tu luyện khắc khổ để mong được giải thoát khỏi kiếp đời đau khổ nơi trần gian. Nó xuất phát từ triết lý trong Kinh Vêđa rằng mọi đau khổ của con người đều xuất phát từ những ham muốn dục vọng cá nhân chúng làm cho linh hồn cá thể atman mãi mãi gắn bó với thể xác trong một vòng luân hồi bất tận là cái nghiệp gây ra hậu quả đau khổ ở kiếp sau. Nó có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.